Đề thi thử THPT QG môn vật lí trường THPT Chuyên L...
- Câu 1 : Tại một điểm xác định trong không gian có sóng điện từ truyền qua thì vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow E \)và vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)của sóng điện từ đó dao động
A vuông pha nhau
B ngược pha nhau
C cùng pha nhau
D lệch pha nhau
- Câu 2 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t(V)\)vào hai đầu điện trở thuần R = 100Ω. Công suất tỏa nhiệt trên R là
A 200W
B 400 W
C 100 W
D 800 W
- Câu 3 : Nguyên tắc hoạt động của thiết bị nào sau đây không dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ
A máy quang phổ
B máy phát điện
C Mạch chọn sóng
D máy biến áp
- Câu 4 : Một dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Kể từ lúc điện tích trên bản tụ thứ nhất có giá trị cực đại là Q0 thì sau khoảng thời gian ngắn nhất là 10μm điện tích trên bản tụ thứ 2 là \(\frac{{ - {Q_0}}}{{\sqrt 2 }}\).Chu kỳ dao động riêng của mạch LC là bao nhiêu
A 80 μm
B 60 μm
C 40 μm
D 120 μm
- Câu 5 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)V\)vào hai đầu tụ điện. Biểu thức cường độ dòng điện qua tụ có dạng \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \alpha } \right)A\). Giá trị của α là
A \(\frac{\pi }{2}\)
B \( - \frac{{2\pi }}{3}\)
C \(\frac{\pi }{3}\)
D \( - \frac{\pi }{2}\)
- Câu 6 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với chu kỳ 1s, gốc tọa độ O trùng với vị trí cân bằng. Tại thời điểm 2,5s kể từ mốc thời gian thì vật có li độ \(- 5\sqrt 2 cm\) và chuyển động ngược chiều dương với vận tốc \(10\pi \sqrt 2 cm/s\). Phương trình li độ của vật là
A \(x = 10\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)(cm)\)
B \(x = 10\cos \left( {2\pi t - \frac{{3\pi }}{4}} \right)(cm)\)
C \(x = 10\cos \left( {2\pi t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)(cm)\)
D \(x = 10\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)(cm)\)
- Câu 7 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)(V)\)vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 25Ω, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi đó điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần có biểu thức \({u_L} = 200\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\,(V)\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng
A 1200W
B 400 W
C 100 W
D 800 W
- Câu 8 : Một đoạn mạch điện gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếaip với là các hằng số dương và không đổi . Điều chỉnh R để biến trở nhận hai giá trị R1 và R2 mà với hai giá trị đó thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lệch pha so với cường độ dòng điện trong mạch với các góc tương ứng là α và β thỏa mãn \(\alpha + \beta = \frac{\pi }{2}\). Hệ thức nào sau đây đúng
A \(\omega L = \sqrt {{R_1}{R_2}} \)
B \(\omega L = {R_1} + {R_2}\)
C \(\omega L = \frac{1}{2}\left( {{R_1} + {R_2}} \right)\)
D \(2\omega L = {R_1} + {R_2}\)
- Câu 9 : Trong giờ học thực hành, học sinh muốn tạo một máy biến thế với số vòng dây ở cuộn sơ cấp gấp 4 lần cuộn thứ cấp. Do xảy ra sự cố nên cuộn thứ cáp bị thiếu một số vòng dây. Để xác định số vòng dây bị thiếu, học sinh này dùng vôn kế lý tưởng và đo được tỉ só điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là \(\frac{{43}}{{200}}\). Sau đó học sinh quấn thêm vào cuộn thứ cấp 48 vòng nữa thì tỷ số điện áp hiệu dụng nói trên là \(\frac{9}{{40}}\).Bỏ qua mọi hao phí của máy biến áp. Để được máy biến áp có số vòng dây đúng như dự định thì học sinh đó phải cuốn tiếp bao nhiêu vòng
A 168 vòng
B 120 vòng
C 60 vòng
D 50 vòng
- Câu 10 : Cho đoạn mạch AB gồm cuộn dây thuần có điện trở thuần 100Ω và độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }H\)mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}F\). Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều \({u_{AB}} = 200\cos 100\pi t(V)\). Khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AB là\(100\sqrt 3 V\) và đang giảm thì điện áp tức thới giữa hai đầu cuộn dây là
A -100 V và đang giảm
B – 100 V và đang tăng
C 100 V và đang giảm
D 100 V và đang tăng
- Câu 11 : Sóng dừng tạo trên sợi dây đàn hồi có chiều dài l với hai đầu cố định. Người ta thấy trên dây những điểm dao động với cùng biên độ a1 cách đều nhau một khoảng l1 và những điểm dao động với cùng biên độ a2 cách đều nhau một khoảng l2 (với a2>a1). Tìm hệ thức đúng
A l2 = 4l1; a2 = 2a1
B l2 = 2l1; a2 =\(\sqrt 2 \)a1
C l2 = 4l1; a2 = \(\sqrt 2 \)a1
D l2 = 2l1; a2 = 2a1
- Câu 12 : Một sợi dây đàn hồi dài 2m, được căng ngang với hai đầu A, B cố định. Người ta tạo ra sóng trên sợi dây với tần số 425 Hz và tốc độ truyền sóng là 340 m/s. Trên dây, số điểm dao động với biên độ bằng một phần ba biên độ dao động của bụng sóng là
A 20
B 10
C 5
D 3
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất