30 câu trắc nghiệm ôn tập chương 2 môn Sinh học 8...
- Câu 1 : Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực?
A. Xương cột sống
B. Xương đòn
C. Xương ức
D. Xương sườn
- Câu 2 : Phần cẳng chân có bao nhiêu xương?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 3 : Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ?
A. Khoang xương và màng xương
B. Màng xương và sụn bọc đầu xương
C. Mô xương cứng và mô xương xốp
D. Mô xương xốp và khoang xương
- Câu 4 : Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
A. (1): mô xương cứng; (2): ra ngoài
B. (1): mô xương xốp; (2): vào trong
C. (1): màng xương; (2): ra ngoài
D. (1): màng xương; (2): vào trong
- Câu 5 : Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?
A. 800 cơ
B. 500 cơ
C. 400 cơ
D. 600 cơ
- Câu 6 : Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.
B. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
C. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.
D. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.
- Câu 7 : Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là gì?
A. Phồng và xẹp.
B. Kéo và đẩy.
C. Co và dãn.
D. Gấp và duỗi
- Câu 8 : Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra gì?
A. Lực hút
B. Lực kéo
C. Phản lực
D. Lực đẩy.
- Câu 9 : Gọi F là lực tác động để một vật di chuyển, s là quãng đường mà vật di chuyển sau khi bị tác động lực thì A – công sản sinh ra sẽ được tính bằng biểu thức:
A. A = F+s
B. A = F.s
C. A = F/s.
D. A = s/F. A = s/F.
- Câu 10 : Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ
B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
C. Lao động vừa sức
D. Tất cả các phương án còn lại
- Câu 11 : Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú?
A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.
B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 Tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 4 Mô
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 10 Hoạt động của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 Phản xạ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 Bộ xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể