Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THP...
- Câu 1 : "Hai mươi năm trước ở nơi này Đảng vạch con đường đánh Nhật-Tây Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu Non sông gấm vóc có ngày nay". Địa danh lịch sử được nhắc đến trong đoạn thơ trên là
A. Bắc Sơn (Lạng Sơn).
B. Pác Pó (Cao Bằng).
C. Võ Nhai (Thái Nguyên).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).
- Câu 2 : Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân
A. Không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tổ không gian.
B. Ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tổ không gian.
C. Luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyển.
D. Là người bạn của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chỉ viện cho tiền tuyến.
- Câu 3 : Điều gì không phải là nguyên nhân chung làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
A. Hậu phương miền bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu kháng chiến.
B. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
C. Sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận.
- Câu 4 : Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”?
A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975).
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
C. Cách mạng Tháng Tám thành công (1945).
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
- Câu 5 : Ý nào dưới đây không phải là tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)?
A. Là một cuộc chiến tranh nhân dân, chính nghĩa.
B. Là một cuộc chiến tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc.
C. Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình.
- Câu 6 : Đâu là cuộc chiến tranh nhân dân đầu tiên trong thời đại Hồ Chí Minh?
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Phong trào 1930-1931 Xô viết Nghệ Tĩnh.
C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
D. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
- Câu 7 : Nguyên nhân quyết định nhất để dân tộc Việt Nam có thể đương đầu với các thế lực ngoại xâm trong nửa sau thế kỉ XX là
A. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam.
B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn.
C. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới.
D. tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Câu 8 : Bài học kinh nghiệm về nhân tố hàng đầu đảm bảo thẳng lợi của cách mạng Việt Nam (1930 - 1975) là
A. xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân.
B. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
C. truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
D. sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, chủ động của Đảng.
- Câu 9 : Nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là
A. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
B. Sự ủng hộ giúp đỡ của các nước trên thế giới.
C. Truyền thống yêu nước của dân tộc.
D. Khối đoàn kết toàn dân.
- Câu 10 : Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “cái mốc chói lọi bằng vàng”?
A. Biên giới Thu - Đông năm 1950.
B. Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
D. Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 11 : Con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Bắc - Nam, thống nhất nước nhà, là con đường tương lai giàu có của Tổ quốc ta và là con đường đoàn kêt của các dân tộc ba nước Đông Dương” (Lê Duẩn). “Con đường” được nhắc đến trong đoạn trích trên là
A. Đường lối cách mạng.
B. Đường lối chiến lược.
C. Đường Trường Sơn.
D. Đường 9 Nam Lào.
- Câu 12 : Nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong quá trình đấu tranh để giành, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến hiện nay là
A. Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản.
B. Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc trong mọi tình huống.
D. Bảo đảm quyền làm chủ thuộc về quần chúng.
- Câu 13 : Bài học lịch sử lớn nhất hiện nay được đúc rút từ công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam là gì?
A. Đảng tập hợp tất cả các tầng lớp và giai cấp trong xã hội.
B. Đại đoàn kết dân tộc.
C. Thành lập các hiệp hội yêu nước.
D. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc.
- Câu 14 : Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần được Việt Nam vận dụng như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay?
A. Tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
B. Dựa vào các văn bản pháp lý quốc tế để đấu tranh.
C. Xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh.
D. Kết hợp xây dựng tiềm lực quốc gia với tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Câu 15 : Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.
B. Sự đoàn kết, đồng lòng giữa Đảng và nhân dân.
C. Sự ủng hộ của quốc tế.
D. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn.
- Câu 16 : Ý nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 là
A. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa- chiến tranh giải phóng.
B. Khởi nghĩa- Chiến tranh giải phóng.
C. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa từng phần- Tổng khởi nghĩa.
D. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa từng phần- Tổng tiến công và nổi dậy.
- Câu 17 : Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là
A. chống bọn phản động thuộc địa, thực hiện dân sinh, dân chủ.
B. chống phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày.
C. chống phát xít, góp phần giữ gìn anh ninh thế giới.
D. chống đế quốc để giải phóng dân tộc.
- Câu 18 : Đặc điểm chung nhất của lịch sử Việt Nam 1919-1930 là gì?
A. Lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh.
B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản.
C. Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh.
D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Câu 19 : Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?
A. Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.
B. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.
C. Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
D. Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.
- Câu 20 : Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
A. Giải phóng dân tộc.
B. Thổ địa cách mạng.
C. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ.
- Câu 21 : Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Việt Nam vào đầu năm 1930 là
A. Đánh bại hoàn toàn khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.
B. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản.
C. Giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.
D. Thúc đẩy phong trào công nhân trở thành phong trào tự giác.
- Câu 22 : Sự du nhập sâu rộng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước?
A. Làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới.
B. Làm cho phong trào yêu nước ngả dần sang quỹ đạo vô sản.
C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
D. Đặt ra yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
- Câu 23 : Chiến thắng nào trong thời kì 1954 - 1975 đánh dấu bước phát triển từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa?
A. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
B. Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).
C. Đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973).
D. Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).
- Câu 24 : Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 là
A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam.
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Câu 25 : Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 là
A. Kháng chiến chống Pháp.
B. Xây dựng chế độ mới ở Việt Nam.
C. Kháng chiến - kiến quốc.
D. Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám.
- Câu 26 : Sự kiện nào đánh dấu lịch sử Việt Nam khước từ khuynh hướng tư sản, lựa chọn đi theo khuynh hướng vô sản?
A. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.
C. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại.
D. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cách mạng 1930-1931.
- Câu 27 : Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá lý luận cách mạng gì về Việt Nam?
A. Chủ nghĩa Mác- Lênin.
B. Lý luận cách mạng vô sản.
C. Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Chủ nghĩa Mác.
- Câu 28 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A. Du nhập những luồng tư tưởng mới vào Việt Nam.
B. Làm xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam.
C. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu độc lập.
D. Làm cho phong trào yêu nước mang màu sắc mới.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12