Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý THPT Triệu...
- Câu 1 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng vào điểm cố định. Biết độ cứng của lò xo và khối lượng của quả cầu lần lượt là k = 80 N/m, m = 200 g. Kéo quả cầu thẳng đứng xuống dưới sao cho lò xo dãn 7,5 cm rồi thả nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng của quả cầu, chiều dương hướng xuống, gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Khi lực đàn hồi có độ lớn nhỏ nhất thì thế năng của con lắc lò xo bằng
A. 0,10 J.
B. 0,075 J.
C. 0,025 J.
D. 0.
- Câu 2 : Một con lắc đơn có độ dài bằng l. Trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện 12 dao động. Khi giảm độ dài của nó đi 21 cm thì trong cùng khoảng thời gian Δt như trên, con lắc thực hiện 16 dao động. Độ dài ban đầu của con lắc bằng
A. 40 cm.
B. 50 cm.
C. 48 cm.
D. 60 cm.
- Câu 3 : Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 12cos(10πt) (cm) (t tính bằng giây), vận tốc truyền sóng v = 3 m/s. Cố định nguồn A và tịnh tiến nguồn B ra xa A trên đường thẳng qua AB một đoạn 10 cm thì tại vị trí trung điểm O ban đầu của đoạn AB sẽ dao động với tốc độ cực đại bằng
A. \({\rm{60\pi }}\sqrt {\rm{2}} \,\,{\rm{cm/s}}\)
B. \({\rm{120\pi }}\,\,{\rm{cm/s}}\)
C. \({\rm{120\pi }}\sqrt {\rm{3}} \,\,{\rm{cm/s}}\)
D. \({\rm{60\pi }}\sqrt {\rm{3}} \,\,{\rm{cm/s}}\)
- Câu 4 : Cho ba linh kiện gồm điện trở thuần R = 60 Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là \({{\rm{i}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos}}\left( {{\rm{100\pi t - }}\frac{{\rm{\pi }}}{{{\rm{12}}}}} \right){\rm{ (A)}}\) và \({{\rm{i}}_{\rm{2}}}{\rm{ = }}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos}}\left( {{\rm{100\pi t + }}\frac{{{\rm{7\pi }}}}{{{\rm{12}}}}} \right){\rm{ (A)}}\). Nếu đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch gồm RLC nối tiếp thì dòng điện trong mạch có biểu thức
A. \({\rm{i = 2}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos}}\left( {{\rm{100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{3}}}} \right){\rm{ (A)}}\)
B. \({\rm{i = 2cos}}\left( {{\rm{100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{3}}}} \right){\rm{ (A)}}\)
C. \({\rm{i = 2cos}}\left( {{\rm{100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}} \right){\rm{ (A)}}\)
D. \({\rm{i = 2}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos}}\left( {{\rm{100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}} \right){\rm{ (A)}}\)
- Câu 5 : Đặt điện áp xoay chiều có tần số f và điện áp hiệu dụng U không đổi vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi C để điện áp hiệu dụng hai đầu R đạt giá trị cực đại là URm thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là U1C, với U1C = 0,5URm. Nếu điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại là UCm thì điện áp hiệu dụng hai đầu R là U2R. Tỉ số \(\frac{{{U_{Cm}}}}{{{U_{2R}}}}\) bằng
A. 2,24.
B. 1,24.
C. 2,50 .
D. 1,75.
- Câu 6 : Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, khi điện áp giữa hai đầu cuộn cảm bằng 1,2 mV thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8 mA; khi điện áp giữa hai đầu cuộn cảm bằng 0,9 mV thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4 mA. Biết L = 16 μH, điện dung của tụ điện C bằng
A. 60 µF.
B. 64 µF.
C. 72 µF.
D. 48 µF.
- Câu 7 : Trên mặt phẳng ngang nhẵn có một điểm sáng S chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính 5 cm với tốc độ góc 10π rad/s. Cũng trên mặt phẳng đó, một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang sao cho trục của lò xo trùng với một đường kính của đường tròn tâm O. Vị trí cân bằng của vật nhỏ của con lắc trùng với tâm O của đường tròn. Biết lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nhỏ có khối lượng m = 100 g. Tại một thời điểm nào đó, điểm sáng S đang đi qua vị trí như trên hình vẽ, còn vật nhỏ m đang có tốc độ cực đại vmax = 50π cm/s. Khoảng cách lớn nhất giữa điểm sáng S và vật nhỏ trong quá trình chuyển động bằng
A. 6,3 cm.
B. 9,7 cm.
C. 7,4 cm.
D. 8,1 cm.
- Câu 8 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai vị trí cân bằng của một điểm bụng sóng với một điểm nút sóng cạnh nhau là 6 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,2 m/s và biên độ dao động của bụng sóng là 4 cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng, P và Q là hai phần tử trên dây và ở hai bên N có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 15 cm và 16 cm. Tại thời điểm t, phần tử P có li độ \(\sqrt 2 \,cm\) và đang hướng về vi trí cân bằng. Sau thời điểm đó một khoảng thời gian Δt thì phần tử Q có li độ 3cm, giá trị của Δt là
A. 0,05 s.
B. 0,01 s.
C. 0,15 s.
D. 0,02 s.
- Câu 9 : Điện năng được truyền từ hai máy phát đến hai nơi tiêu thụ bằng các đường dây tải một pha. Biết công suất của các máy phát không đổi lần lượt là P1 và P2, điện trở trên các đường dây tải như nhau và bằng , hệ số công suất của cả hai hệ thống điện đều bằng 1. Hiệu suất truyền tải của của hai hệ thống H1 và H2 phụ thuộc vào điện áp hiệu dụng U hai đầu các máy phát. Hình vẽ bên biểu diễn sự phụ thuộc của các hiệu suất vào \(\frac{1}{{{U^2}}}\) Giá trị của P2 bằng
A. 3,84 kW.
B. 6,73 kW.
C. 6,16 kW.
D. 3,27 kW.
- Câu 10 : Cho đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C theo thứ tự đó mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa R và cuộn cảm, N là điểm nối giữa cuộn cảm và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần sô không đổi. Cho L thay đổi, điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch AN và MN thay đổi theo đồ thị như hình vẽ. Khi L = L1 + L2 thì hệ số công suất của mạch là
A. \(\cos \varphi = 0,86.\)
B. \(\cos \varphi = 0,36.\)
C. \(\cos \varphi = 0,96.\)
D. \(\cos \varphi = 0,53.\)
- Câu 11 : Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \({{\rm{x}}_{\rm{1}}}{\rm{ = 5cos}}\left( {{\rm{10}}\pi {\rm{t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là \({\rm{ }}{{\rm{x}}_{\rm{2}}}{\rm{ = 3cos}}\left( {{\rm{10\pi t - }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{6}}}} \right)\) Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A. 0,71.
B. 0,50.
C. 0,87.
D. 1,00.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất