Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trư...
- Câu 1 : Tháng 9-1951, Mĩ đã kí với Bảo Đại hiệp ước gì để trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ?
A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương
B. Hiệp ước kinh tế Việt- Mĩ
C. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ
D. Hiệp ước hợp tác Việt- Mĩ
- Câu 2 : “Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng cho chúng” là một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch quân sự nào?
A. Kế hoạch Valuy
B. Kế hoạch Rơve
C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi
D. Kế hoạch Nava
- Câu 3 : Việc Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi có tác động như thế nào đến cuộc chiến kháng chiến của nhân dân Việt Nam?
A. Hậu phương của Việt Nam bị đánh phá, sự liên lạc giữa các căn cứ bị cắt đứt
B. Việt Nam bị mất đất, mất dân, vùng kiểm soát bị thu hẹp
C. Quân chủ lực của Việt Nam bị phân tán dễ dẫn đến thất bại.
D. Chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn, vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn
- Câu 4 : Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là
A. Đảng Cộng sản Đông Dương
B. Đảng Lao động Việt Nam
C. Đảng Lao động Đông Dương
D. Đảng Cộng sản Việt Nam
- Câu 5 : Đâu không phải là nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được nêu trong báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?
A. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho dân tộc
B. Xóa bỏ chế độ phong kiến, nửa phong kiến
C. Thực hiện người cày có ruộng
D. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Câu 6 : Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Đại hội đại biểu của Đảng lần thứ II (2/1951) không bao gồm
A. Giành độc lập và thống nhất.
B. Xóa bỏ những tàn tích phong kiến.
C. Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
D. Bắt đầu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân.
- Câu 7 : “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng” là nội dung của báo cáo nào được trình bày tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?
A. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh
B. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh
C. Bản đề cương văn hóa của Trường Chinh
D. Báo cáo chính trị của Lê Duẩn
- Câu 8 : Mặt trận nào là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
A. Liên minh nhân dân Đông Dương
B. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào
C. Liên minh Việt- Miên- Lào
D. Mặt trận nhân dân Việt- Miên- Lào
- Câu 9 : Đâu không phải là phương châm giáo dục được thực hiện trong công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950?
A. Phục vụ kháng chiến
B. Phục vụ dân sinh
C. Phục vụ sản xuất
D. Phục vụ dân tộc
- Câu 10 : Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950-1953 là
A. “Đại chúng hóa”
B. “Phục vụ chiến đấu”
C. “Phát triển xã hội”
D. “Phục vụ sản xuất”
- Câu 11 : Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam là tờ báo nào?
A. Báo Tanh niên
B. Báo Búa liềm
C. Báo Nhân dân
D. Báo Tiền phong
- Câu 12 : Đại hội đại biểu nào của Đảng được coi là “Đại hội Kháng chiến thắng lợi”?
A. Đại hội đại biểu lần thứ I (1935)
B. Đại hội đại biểu lần thứ II (1951)
C. Đại hội đại biểu lần thứ III (1960)
D. Đại hội đại biểu lần thứ IV (1976)
- Câu 13 : Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
B. Phạm vị chiếm đóng của quân Pháp bị thu hẹp
C. Ngân sách cho chiến tranh Đông Dương bị cắt giảm
D. Kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” bị phá sản
- Câu 14 : Vì sao Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II (1951) lại quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác- Lênin riêng?
A. Do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử riêng
B. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản
C. Do nguyện vọng của nhân dân 3 nước
D. Do xu thế phát triển của thế giới
- Câu 15 : Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?
A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến
C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- Câu 16 : Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 do mặt trận nào đảm nhiệm
A. Mặt trận Việt Minh
B. Hội Liên Việt
C. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào
D. Mặt trận Liên Việt
- Câu 17 : Sự phát triển của hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đến trước đông - xuân 1953-1954 có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Việt Nam?
A. Tạo cơ sở để xây dựng chế độ mới sau này
B. Tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn
C. Tạo bước ngoặt của cho cuộc kháng chiến chống Pháp
D. Cho thấy sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo
- Câu 18 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) là
A. Đã hơn 15 năm Đảng vẫn chưa Đại hội để kiện toàn lại tổ chức
B. Do cần phải đưa Đảng ra hoạt động công khai, tránh sự nghi kị của quốc tế
C. Do cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
D. Do cuộc kháng chiến có bước phát triển, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
- Câu 19 : Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơve của Pháp – Mĩ?
A. Cục diện chiến trường Đông Dương
B. Mục tiêu chiến tranh
C. Lực lượng hỗ trợ chiến tranh
D. Kết quả của kế hoạch
- Câu 20 : Kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Đờlát đơ Tatxinhi (1950) chứng tỏ
A. Mĩ từng bước can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
B. Pháp quyết tâm tiến công và tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.
C. Tình thế sa lầy và thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp.
D. Pháp muốn kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương.
- Câu 21 : Ý nào sau đây là điểm chung của kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)?
A. Thể hiện sức mạnh, tiềm lực kinh tế.
B. Thể hiện sức mạnh kinh tế, quân sự.
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Thể hiện sức mạnh, tiềm lực quân sự.
- Câu 22 : Kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện đã khai thác triệt để chiến thuật gì?
A. Khóa then cửa
B. Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
C. Tập kích bất ngờ, ồ ạt
D. Tằm ăn lá
- Câu 23 : Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)
A. Vừa củng cố vừa mở rộng lực lượng
B. Vừa tập trung vừa phân tán lực lượng
C. Vừa phân tán lực lượng vừa chiếm các vị trí quan trọng
D. Vừa tập trung lực lượng vừa phát triển đội quân nòng cốt
- Câu 24 : Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
A. Nhiệm vụ - mục tiêu
B. Tính chất và hình thức hoạt động
C. Động lực cách mạng
D. Mối quan hệ quốc tế
- Câu 25 : Nội dung nào trong Đại hội Toàn quốc lần II (2/1951) là sự vận dụng đúng đắn những luận điểm đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam.
B. Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng. Xuất bản báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.
C. Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác - Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.
D. Thông qua các văn kiện quan trọng là Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh, với những điểm cơ bản nhất về nhiệm vụ, đường lối cách mạng Việt Nam.
- Câu 26 : Anh hùng lao động nào được vinh danh tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được mệnh danh là “cha đẻ” của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam?
A. Ngô Gia Khảm
B. Hoàng Hanh
C. Trần Đại Nghĩa
D. Cù Chính Lan
- Câu 27 : Trong 7 anh hùng được chọn để biểu dương trong phong trào thi đua ái quốc (1- 5- 1952), có anh hùng nào tham gia trong chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950?
A. Nguyễn Thị Chiên
B. Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh
C. La Văn Cầu
D. Nguyễn Quốc Trị
- Câu 28 : Trong giai đoạn 1951 - 1953, sự kiện chính trị nào có tác dụng đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp tiến lên?
A. Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt.
B. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
C. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập.
- Câu 29 : Sự kiện nào dưới đây được đánh giá là có ý nghĩa góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đến thắng lợi?
A. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đại hội chiến sĩ thu đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
C. Thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D. Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
- Câu 30 : Từ việc thành lập Mặt trận Liên Việt (3-1951) Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì về xây dựng mặt trận hiện nay?
A. Xây dựng khối liên minh công - nông.
B. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
C. Đoàn kết các tôn giáo.
D. Đoàn kết các dân tộc.
- Câu 31 : Mặt trận dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (1941), Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (1951) có điểm chung nào sau đây?
A. Tập hợp dân tộc Việt Nam chống đế quốc và phong kiến.
B. Đều có liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt.
C. Đều nhằm tập hợp lực lượng để thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
D. Tập hợp các lực lượng để đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.
- Câu 32 : Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) là
A. Đưa Đảng ra hoạt động công khai.
B. Thông qua các báo cáo chính trị quan trọng.
C. Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng.
D. Bầu Ban Chấp hành Trung Ương Đảng và Bộ Chính trị.
- Câu 33 : Sự kiện nào sau đây thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Thành lập Mặt trận Liên Việt.
B. Thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
C. Thành lập Liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào.
D. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
- Câu 34 : Điểm mới trong Đai hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) là
A. Thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Thông qua Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh.
C. Đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.
D. Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử.
- Câu 35 : Sự kiện đánh dấu thắng lợi quan trọng nhất về mặt chính trị mà ta đạt được trong năm 1951 là
A. Hội Liên Việt mở rộng cơ sở trong quần chúng.
B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.
C. Hội nghị đại biểu thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D. Đại hội thống nhất Hội Liên Việt và Mặt trận Việt Minh.
- Câu 36 : Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi?
A. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước xã hội chủ nghĩa (1950).
B. Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951).
C. Đảng chủ trương mở Chiến dịch Biến giới (1950).
D. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt (3/1951).
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12