Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 năm 2020- Trường THCS Lư...
- Câu 1 : Có các dung dịch: H2SO4 loãng, NaOH, NaCl.Độ pH của các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là?
A. H2SO4 loãng < NaOH < NaCl.
B. H2SO4 loãng < NaCl < NaOH.
C. NaCl < NaOH < H2SO4 loãng.
D. NaOH < NaCl < H2SO4 loãng.
- Câu 2 : Cho phương trình hóa học:Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.
A. phải đặc và nung nóng.
B. phải loãng
C. có nồng độ bất kì.
D. phải đặc và nguội.
- Câu 3 : Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?
A. Ca và dung dịch H2SO4.
B. CaO và dung dịch H2SO4.
C. Ca(NO3)2 và dung dịch NaOH
D. MgCl2 và dung dịch NaOH.
- Câu 4 : Ngâm một lá kẽm trong 100ml dung dich AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng lá kẽm tăng là bao nhiêu?
A. 9,5 gam
B. 0,755 gam
C. 1,5 gam
D. 0,5 gam
- Câu 5 : Để phân biệt bột Al và bột Mg, người ta hòa tan lần lượt mỗi chất trên vào dung dịch chất X, trong đó Al tan được còn Mg không tan. X là chất nào trong các chất sau?
A. AgNO3
B. H2SO4 loãng
C. NaOH
D. MgSO4
- Câu 6 : Để có dung dịch H2SO4 loãng từ H2SO4 đặc, người ta rót như thế nào?
A. H2SO4 đặc từ từ vào nước và khuấy đều.
B. nước từ từ vào H2SO4 đặc và khuấy đều.
C. H2SO4 đặc từ từ vào H2SO4 loãng và khuấy đều.
D. nhanh H2O vào H2SO4
- Câu 7 : Na2CO3 có thể phản ứng với chất nào sau đây?
A. HCl
B. NaOH
C. KNO3
D. Mg
- Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn 2,73 gam một kim loại kiềm vào nước thu được dung dịch có khối lượng lớn hơn lượng nước ban đầu là 2,66 gam. Đó là kim loại nào?
A. Na
B. K
C. Rb
D. Cs
- Câu 9 : Có các chất sau: Na2O, Fe2O3, CaO, SO2, CaO, SO2, CO2, H2O. Những chất có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp là gì?
A. CaO, Fe2O3, SO2, CO2, H2O
B. Fe2O3, CaO, SO2, CO2, H2O, Na2O.
C. Na2O, Fe2O3, CO2, SO2, H2O.
D. Na2O, CaO, CO2, H2O, Fe2O3.
- Câu 10 : Chất cần dùng để điều chế Fe từ Fe2O3 là gì?
A. H2
B. CO2
C. H2SO4
D. Al2O3.
- Câu 11 : Khí CO có lẫn khí SO2 và khí CO2. Có thể loại SO2, CO2 bằng cách cho hỗn hợp qua chất nào?
A. lượng dư dung dịch Ca(OH)2.
B. dung dịch NaOH.
C. H2O.
D. CuO nung mạnh.
- Câu 12 : Cho dãy các oxit: MgO, Fe2O3, K2O, SO2, CO2, NO. Số phản ứng xảy ra khi cho mỗi oxit lần lượt tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH?
A. 8
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 13 : Để tác dụng hết một lượng CaO người ta phải dùng một lượng nước bằng 60% khối lượng CaO đó. Tỉ lệ nước đã dùng so với lượng nước theo phương trình hóa học là bao nhiêu?
A. 2,24
B. 2,63
C. 1,87
D. 3,12
- Câu 14 : Trong phòng thí nghiệm K2O rất khó bảo quản, vì K2O có tính chất nào?
A. rất dễ tác dụng với hơi nước và khí CO2 trong không khí.
B. kém bến dễ bị ánh sáng phân hủy.
C. rất dễ tác dụng với khí O2 trong không khí.
D. kém bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
- Câu 15 : Số chất khí tạo ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với: Fe, Na2CO3, NaHCO3, FeO, Na2SO3 là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 16 : Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: BaCl2, NaHCO3, BaSO3. Thuốc thử dùng để nhận biết cả 3 chất?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch Na2CO3
D. dung dịch H2SO4
- Câu 17 : Để phân biệt 4 lọ mỗi lọ đựng một trong các dung dịch: HCl, NaCl, Na2SO4, H2SO4 người ta có thể sử dụng thuốc thử nào?
A. quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2.
B. phenolphtalein và dung dịch BaCl2.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. sắt
- Câu 18 : Trộn 600ml dung dịch NaCl 1M với 400ml dung dịch NaCl 2M. Nồng độ của dung dịch NaCl thu được là bao nhiêu?
A. 1,5M
B. 1,4M
C. 1,3M
D. 1,6M
- Câu 19 : Người ta có thể phân biệt 2 dung dịch Ca(OH)2 và NaOH bằng cách dùng chất nào sau đây?
A. Khí CO2
B. Khí CO
C. quỳ tím
D. phenolphtalein.
- Câu 20 : Chỉ dùng các chất Na2CO3, NaCl, Ca(OH)2, Na, H2O để điều chế trực tiếp NaOH. Số phương trình hóa học (kể cả phương trình điện phân) xảy ra?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 21 : Để tác dụng hết một lượng CaO người ta phải dung một lượng nước bằng 60% khối lượng CaO đó. Tỉ lệ lượng nước đã dung so với lượng nước theo phương trình hóa học là gì?
A. 2,24
B. 2,63
C. 1,87
D. 3,12
- Câu 22 : Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9%?
A. 400 g
B. 500 g
C. 420 g
D. 570 g
- Câu 23 : Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?
A. Công nghiệp sản suất cao su
B. Sản xuất thủy tinh.
C. Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.
D. Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.
- Câu 24 : Nhỏ dd natri hidroxit vào ống nghiệm chứa dd đồng(II) clorua. Xuất hiện hiện tượng gì?
A. Kết tủa nâu đỏ
B. Kết tủa trắng
C. Kết tủa xanh
D. Kết tủa nâu vàng
- Câu 25 : Hiện tượng quan sát được khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư là gì?
A. Mẩu Mg tan dần, không có bọt khí thoát ra
B. Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu
C. Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được có màu xanh lam
D. Không xảy ra hiện tượng gì
- Câu 26 : Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe cần dùng V(ml) dung dịch HCl 2M. Giá trị của V cần tìm là bao nhiêu?
A. 0,1
B. 100
C. 50
D. 300
- Câu 27 : Trộn 0,1 mol AgNO3 với 0,1 mol HCl, dung dịch tạo ra làm quỳ tím đổi sang màu gì?
A. màu đỏ
B. màu xanh
C. không màu
D. màu trắng
- Câu 28 : Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit bazo?
A. CuO, CO, Mg, CaO.
B. CuO, CaO, MgO, Na2O
C. CaO, CO2, K2O, Na2O.
D. K2O, MnO, FeO, NO.
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime