Thi Online - Hiệp đinh Giơnevơ (1954) và hiệp định...
- Câu 1 : Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo
A Vĩ tuyến 15.
B Vĩ tuyến 16.
C Vĩ tuyến 17
D Vĩ tuyến 18
- Câu 2 : Hiệp định Gionever năm 1954 về Đông Dương quy định việc thống nhất đất nước Việt Nam được tiến hành bằng hình thức
A sáp nhập miền Bắc vào miền Nam
B sáp nhập miền Nam vào miền Bắc
C tổng tuyển cử tự do trong cả nước
D trưng cầu dân ý ở cả hai miền
- Câu 3 : Trong nội dung của Hiêp định Pari (1973) quy đinh hai bên ngừng bắn vào lúc 24h ngày 27-1-1973 và
A Miền Nam tự quyết định tương lại chính trị của họ.
B công nhận các quyền dân tọc cơ bản của Việt Nam.
C thừa nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền.
D cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc.
- Câu 4 : Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của sự kết hợp đấu tranh giữa đấu tranh
A quân sự, chính trị, binh vận.
B quân sự, chính trị, ngoại giao.
C chính trị, ngoại giao, binh vận.
D chính trị, binh bận, văn hóa.
- Câu 5 : Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không có trong Hiệp định Giơ-ne-vơ?
A Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản
B Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng hòa bình.
C Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956.
D Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định
- Câu 6 : Điểm khác biệt về ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ (1954) so với hiệp định Pari (1973) là
A Kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược.
B Buộc các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản.
C Buộc các nước đế quốc phải rút quân.
D Làm thất bại âm mưu can thiệp, xâm lược của Mĩ.
- Câu 7 : Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là
A Thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không".
C Thất bại nặng nề của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
D Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch, buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại".
- Câu 8 : Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Pari năm 1973 là
A Hoa Kì cam kết góp phần vào hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi.
B Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh về nước, hủy bỏ các căn cứ quân sự.
C Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
D Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Câu 9 : Ý nghĩa nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari?
A Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.
B Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược.
C Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
D Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất.
- Câu 10 : Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa các mặt trận:
A Chính trị, quân sự, ngoại giao.
B Chính trị, quân sự, binh vận.
C Chính trị, quân sự, kinh tế.
D Ngoại giao, quân sự.
- Câu 11 : Nội dung nào trong hiệp định Giơ ne vơ 1954 là điểm hạn chế, đến hiệp định Pari 1973 đã được ta khắc phục triệt để?
A Các nước công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia.
B Việt Nam sẽ thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự kiểm soát của quốc tế.
C Các bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D Các bên thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Câu 12 : Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Hiệp định Pari (1973) và Hiệp định Giơnevơ (1954) là gì?
A Vấn đề thời gian rút quân.
B Vấn đề tập kết quân đội hai bên.
C Không gian thực hiện hiệp định.
D Các bên tham gia ký kết.
- Câu 13 : Có ý kiến cho rằng: “Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia, đường biên giới là vĩ tuyến 17”. Ý kiến đó là
A sai, vì sau Hiệp định, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B sai, vì Việt Nam chỉ bị chia thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
C đúng, vì Mỹ đã dựng lên chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.
D đúng, vì sau Hiệp định ở Việt Nam tồn tại hai chính quyền với hai thể chế khác nhau.
- Câu 14 : Hiệp định Giơnevơ 1954 và Hiệp định Pari 1973 về nội dung có điểm nào giống nhau quan trọng nhất
A Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
B Đều qui định ngừng bắn, lập lại hòa bình.
C Đều qui định quân đội nước ngoài phải rút khỏi nước ta.
D Đều qui định Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành hiệp định.
- Câu 15 : Hội nghị Giơnevơ được triệu tập trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
A Xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.
B Xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng quân sự.
C Quan hệ Xô – Mỹ đã chuyển sang đối thoại.
D Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
- Câu 16 : Nguyên tắc quan trọng của tổ chức Liên hợp quốc cũng là điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương, Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam và Hiệp ước Bali (1976) là:
A Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
B Tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.
C Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
- Câu 17 : Ngày 8/5/1954, phái đoàn Chính phủ ta do Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu bước vào tham dự Hội nghị Giơnevơ với tư cách nào?
A Đại diện cho một dân tộc chiến thắng.
B Đại diện cho ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia.
C Đại diện cho các lực lượng yêu chuộng hòa bình.
D Đại diện cho các nước thuộc địa của thực dân Pháp.
- Câu 18 : Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương là một thắng lợi nhưng chưa trọn vẹn đối với nhân dân ta vì
A Pháp tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta nhưng sau đó lại xâm lược.
B Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành.
C Ngay sau ngày ký kết, Mỹ đã cấu kết với Pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
D Thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện tổng tuyển cử tự do.
- Câu 19 : Đối với cách mạng Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có ý nghĩa là
A Đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
B Cuộc chiến tranh cách mạng vì độc lập thống nhất đất nước giành được thắng lợi hoàn toàn.
C Mốc đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.
D Tạo nên một bước biến chuyển căn bản có tính chất chiến lược trong so sánh lực lượng giữa ta với các nước đế quốc xâm lược.
- Câu 20 : Ý nghĩa quốc tế Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A Chứng tỏ tương quan so sánh lực lượng nghiêng hẳn về phe xã hội chủ nghĩa.
B Cộng đồng quốc tế công nhân chủ quyền độc lập của ba nước Đông Dương.
C Đánh dấu mốc sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
D Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
- Câu 21 : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định việc thống nhất đất nước Việt Nam sẽ được tiến hành bằng hình thức
A Sáp nhập miền Bắc vào miền Nam.
B Sáp nhập miền Nam vào miền Bắc.
C Tổng tuyển cử tự do trong cả nước.
D Trưng cầu dân ý ở cả hai miền.
- Câu 22 : Nội dung các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương được các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng là:
A Tự do lựa chọ con đường phát triển của quốc gia.
B Tự do, thống nhất, dân sinh và dân chủ.
C Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D Độc lập, tự do, hạnh phúc.
- Câu 23 : Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp?
A Do lập trường ngoan cố của Pháp.
B Do lập trường ngoan cố của Pháp – Mĩ.
C Do lập trường ngoan cố của Mĩ.
D Do tình hình thế giới diễn ra căng thẳng.
- Câu 24 : Từ thắng lợi của ta trong Hội nghị Pari (1973), Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm gì cho đường lối ngoại giao hiện nay?
A Độc lập, tự chủ, sáng tạo và tuân thủ luật pháp quốc tế.
B Tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc.
C Chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
- Câu 25 : Điều khoản nào trong Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta?
A Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
- Câu 26 : Hai nhân vật có vai trò quan trọng trong việc kí kết Hiệp định Paris - được mệnh danh là những “huyền thoại ngoại giao” – đối với cả ta và Mĩ. Họ là ai?
A Nguyễn Hữu Thọ và H. Kissinger
B Lê Hữu Thọ và H. Kissinger
C Lê Đức Thọ và H. Kissinger
D Nguyễn Đức Thọ và H. Kissinger
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12