Đề ôn tập kiểm tra 45 phút học kì 1 - lớp 12 (Có l...
- Câu 1 : Hội nghị Ianta được triệu tập ở đâu ? Vào thời gian nào?
A Tại Pháp. Từ ngày 04 đến 12 tháng 4 năm 1945
B Tại Liên Xô. Từ ngày 04 đến 11 tháng 2 năm 1945
C Tại Anh. Từ ngày 04 đến 12 tháng 2 năm 1945
D Tại Mĩ. Từ ngày 04 đến 12 tháng 3 năm 1945
- Câu 2 : . Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và nước XHCN vào thời gian nào?
A Tháng 9/1947
B Tháng 2/1945
C Tháng 7/1949
D Tháng 3/1947
- Câu 3 : Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?
A Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài
B Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật
C Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển
D Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng
- Câu 4 : Trụ sở của Liên Hợp Quốc ở đâu?
A Oasinhtơn (Mĩ)
B Luân Đôn (Anh)
C Pari (Pháp).
D Niu Oóc (Mĩ)
- Câu 5 : Tại sao gọi là “Trật tự 2 cực Ianta”?
A Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
B Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng
C Tất cả đều đúng
D Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu
- Câu 6 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ
C Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
D Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất
- Câu 7 : Ý nghĩa của những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1945-1975)?
A Làm đảo lộn chiến lược tòan cầu của Mỹ
B Nâng cao vị thế Liên Xô trên trường quốc tế, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới
C Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội
D Tất cả các câu trên đều đúng
- Câu 8 : Ba con rồng kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á là
A Xingapo, Hàn Quốc, Nhật Bản
B Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan
C Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
D Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan
- Câu 9 : Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là
A Cải thiện quan hệ với Liên Xô
B Hướng về các nước châu Á
C Liên minh chặt chẽ với Mĩ
D Hướng mạnh về Đông Nam Á
- Câu 10 : Vì sao lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm châu Phi?
A Tất cả các nước châu Phi đêu giành được độc lập
B Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập
C Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi
D Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã
- Câu 11 : Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi:
A Năm 1962 Angiêri giành được độc lập
B Năm 1994 Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi
C 11/11/1975 nước cộng hòa nhân dân Angôla ra đời
D Năm 1960 "Năm châu Phi".
- Câu 12 : Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ la tinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy"?
A Các nước đế quốc dùng Mĩ la tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ
B Ở đây thường xuyên xãy ra cháy rừng
C Ở đây có cuộc cách mạng Cuba nổ ra và giành thắng lợi
D Ở đây đã bùng nổ cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ rất mạnh mẽ
- Câu 13 : Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
A Tháng 10 - 1951
B Tháng 10 – 1948
C Tháng 10 – 1950
D Tháng 10 – 1949
- Câu 14 : Nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là?
A Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới
B Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc
C Giải quyết kịp thời vấn đề bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường
D Tất cả các nhiệm vụ trên
- Câu 15 : “Kế hoạch Mác – san” (1947) còn được gọi là?
A Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu
B Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu
C Kế hoạch khôi phục châu Âu
D Kế hoạch phục hưng châu Âu
- Câu 16 : Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi:
A Angiêri
B Ai Cập
C Angôla
D Tuynidi
- Câu 17 : Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới trong thời gian nào của thế kỉ XX?
A Thập niên 70 - 80
B Thập niên 60 - 70
C Thập niên 50 - 60
D Thập niên 40 - 50
- Câu 18 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian
A Ngày 8-8-1967
B Ngày 8-8-1977
C Ngày 8-8-1987
D Ngày 8-8-1997
- Câu 19 : Lí do Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học-kĩ thuật:
A Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
B Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh
C Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ
D Chính sách Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học- kĩ thuật, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước
- Câu 20 : Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A Thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng
B Xâm lược các nước ở khu vực Châu Á
C Lôi kéo các nước Tây Âu vào khối NATO
D Bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- Câu 21 : Khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai, có sự biến đổi trên lĩnh vực nào?
A Chính trị
B Kinh tế - Chính trị
C Kinh tế
D Kinh tế - Xã hội
- Câu 22 : Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
B Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ.
C Hòa bình, trung lập
D Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12