Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Sở GD&ĐT Quảng...
- Câu 1 : Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)?
A Buộc Mĩ phải rút quân nước
B Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
D Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI năm 1976?
A Quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B Nhất trí hoàn toàn các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
D Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất.
- Câu 3 : Quyết định quan trọng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng (1 - 1959) là gì?
A Nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài để đánh đổ Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
B
Đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thống trị Mĩ - Diệm.
C Giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình là chủ yếu.
D Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
- Câu 4 : Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam...” là nhận định của Đảng ta sau thắng lợi của chiến dịch nào dưới đây?
A Chiến dịch Tây Nguyên.
B Chiến dịch Hồ Chí Minh.
C Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
D Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- Câu 5 : Ý nghĩa cơ bản của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là gì?
A Đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
B Tạo điều kiện thống nhất các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
C Là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
D Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
- Câu 6 : Để phá hoại Hiệp định Pari 1973, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành chiến dịch
A “Tràn ngập lãnh thổ”.
B “Bình định lấn chiếm”.
C “Tìm diệt và bình định”.
D “Trả đũa ồ ạt”.
- Câu 7 : Điểm khác biệt lớn nhất giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và "Chiến tranh đặc biệt" là gì?
A Được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn
B Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ.
C Được tiến hành bằng quân Mĩ, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại.
D Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn với vũ khí, kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Câu 8 : Thắng lợi nào dưới đây buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari tháng 1/1973?
A Cuộc tiến công chiến lược 1972.
B Trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 - 1972
C Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
D Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Câu 9 : Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân miền Nam đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
A Ấp Bắc.
B Vạn Tường.
C Bình Giã.
D Đồng Xoài.
- Câu 10 : Hoàn cảnh lịch sử nào sau đây tạo nên sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam kể từ đầu năm 1973?
A Mĩ kí Hiệp định Pari và rút quân đội ra khỏi nước ta.
B Vùng giải phóng của ta được mở rộng và lớn mạnh.
C Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình ở Lào.
D Mĩ tuyên bố ngừng ném bom đánh phá hoàn toàn miền Bắc.
- Câu 11 : Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam?
A Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”.
B
Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt.
C Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương.
D Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để.
- Câu 12 : Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?
A Thất bại của Mĩ trong việc lập ấp chiến lược.
B Thất bại của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C
Ngô Đình Diệm bị đảo chính.
D Chiến thắng của ta ở Ấp Bắc (Mỹ Tho).
- Câu 13 : Điểm mới về thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với “Chiến tranh cục bộ” là gì?
A Sử dụng cố vấn quân sự, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B Quân đội Sài Gòn được sử dụng làm lực lượng xung kích ở Đông Dương.
C “Dùng người Việt đánh người Việt”.
D Trực tiếp đưa quân viễn chính Mĩ vào Đông Dương.
- Câu 14 : Ý nghĩa giống nhau cơ bản giữa chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2 – 1 - 1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18 – 8 – 1965 là
A Chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu nước.
B Chống lại một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
C Chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mĩ.
D Thể hiện sức mạnh về vũ khí của Liên Xô và xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng miền Nam.
- Câu 15 : Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định Pari năm 1973?
A Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
B Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
C Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển giao khu vực.
D Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Câu 16 : Bài học cơ bản cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ việc tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) là gì?
A Mềm dẻo linh hoạt trong thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng.
B Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt cho cách mạng miền Nam.
C Chỉ đạo cách mạng cho cả hai miền.
D Tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Câu 17 : Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), thắng lợi nào của ta buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
B Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C Cuộc tiến công chiến lược 1972.
D Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
- Câu 18 : Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 - 1973) đã nhận định kẻ thù của cách mạng miền Nam là
A Mĩ và đồng minh Mĩ.
B Chính quyền Sài Gòn.
C Đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
D Đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
- Câu 19 : Thắng lợi quân sự nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A Chiến thắng Bình Giã.
B Chiến thắng Vạn Tường.
C Chiến thắng Ấp Bắc.
D Chiến thắng Đồng Xoài.
- Câu 20 : Kết quả lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) ở miền Nam là
A Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.
B Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 12 - 1960).
C Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển.
D Tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
- Câu 21 : Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”Nhận định trên nói về thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?
A Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
C Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
D Thắng lợi trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 22 : Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)?
A “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
B “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D “Dùng quân Đồng minh đánh người Việt”.
- Câu 23 : Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968?
A Chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.
C Mĩ phải kí hiệp định Pari.
D Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.
- Câu 24 : Trong thời kì 1954 -1975 sự kiện nào dưới đây đánh dấu cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A Chiến thắng Vạn Tường.
B Chiến thắng Bình Giã.
C Phong trào Đồng Khởi.
D Chiến thắng Ấp Bắc.
- Câu 25 : Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 là
A Đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài.
B Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội.
C Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới.
D Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của kháng chiến chống ngoại xâm.
- Câu 26 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
A Cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng.
B Cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn.
C Cách mạng ở hai miền gặp nhiều khó khăn thử thách.
D Cách mạng ở miền Bắc đang chống lại cuộc chiến tranh tàn phá của Mĩ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12