30 bài tập Tây Âu mức độ dễ
- Câu 1 : Từ năm 1945 đế năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu
A Phát triển nhanh chóng
B Cơ bản có sự tăng trưởng
C Phát triển chậm chạp
D Cơ bản được phục hồi
- Câu 2 : Giai đoạn 1950 – 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, mặt khác
A Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa
B Mở rộng quan hệ hơp tác với các nước Đông Nam Á
C Đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại
D Tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mĩ Latinh
- Câu 3 : Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế được đánh giá lớn nhất hành tinh là:
A ASEAN
B Liên hợp quốc
C Liên minh Châu Âu
D Toàn cầu hóa
- Câu 4 : Quan hệ giữa Việt Nam với EU chính thức được thiết lập khi nào?
A Năm 1997
B Năm 1980
C Năm 1989
D Năm 1990
- Câu 5 : EU ra đời nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực
A Kinh tế, tiền tệ
B Chính trị, đối ngoại
C Kinh tế, an ninh, đối ngoại
D Kinh tế, an ninh, đối ngoại, tiền tệ, chính trị
- Câu 6 : Khoảng năm 1950 là thời điểm
A Kinh tế Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thứ ba thế giới
B Nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng, vượt qua cả Nhật Bản
C Nền kinh tế các nước Tây Âu về cơ bản được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh
D Tây Âu lâm vào tình trang suy thoái, do tác động của kế hoạch Mác – san
- Câu 7 : Đồng tiền chung châu Âu EURO được chính thức sử dụng ở nhiều nước EU vào thời gian nào?
A Tháng 1/2002
B Tháng 5/1999
C Tháng 1/1999
D Tháng 5/2000
- Câu 8 : Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là gì?
A Chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, quân sự.
B Chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ.
C Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
D Liên kết chặt chẽ trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại.
- Câu 9 : EEC là viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức nào?
A Liên minh Châu Âu
B Cộng đồng kinh tế Châu Âu
C Nghị viện Châu Âu
D Diễn đàn kinh tế Châu Âu
- Câu 10 : Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập là sự hợp nhất của những tổ chức nào?
A Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu
B Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu
C Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu
D Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu
- Câu 11 : Sau chiến tranh lạnh, liên minh Châu Âu (EU) đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào
A Trở thành đối trọng vỡi Mĩ
B Liên minh chặt chẽ với Mĩ
C Liên minh với Liên Bang Nga
D Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.
- Câu 12 : Đến năm 1950, Tây Âu đạt được những thành tựu cơ bản nào khi thực hiện kế hoạch Mácsan?
A Kinh tế phục hồi, đạt mức trước chiến tranh
B Kinh tế Tây Âu phát triển cạnh tranh với Nhật Bản.
C Làm cho Tây Âu ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ
D Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
- Câu 13 : Trong những năm 1950 – 1973, nước Tây Âu nào dưới đây đã phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức?
A Pháp
B Thụy Điển
C Anh
D Phần Lan
- Câu 14 : Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm các cơ quan chính là
A Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Ban thư kí.
B Hội đồng bảo an, Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu
C Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu.
D Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Đại hội đồng.
- Câu 15 : Sự kiện lịch sử nào diễn ra làm cho tình hình căng thẳng ở Tây Âu có phần dịu đi?
A Tháng 11-1972, kí kết Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức.
B Tháng 11-1989, bức tường Beclin được phá bỏ.
C Năm 1975, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu được kí kết.
D Tháng 12-1989, Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt.
- Câu 16 : Trong giai đoạn 1950 – 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì
A “phi thực dân hóa” trên toàn thế giới.
B hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ về cơ bản.
C hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ hoàn toàn.
D suy thoái của nền kinh tế và chính trị của các nước Tây Âu.
- Câu 17 : Từ năm 1950, các nước Tây Âu đã biết áp dụng những thành tựu của cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại để
A tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
B thay đổi hợp lí cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.
C tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp.
D điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Câu 18 : Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước
B Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan
C Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận
D Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô
- Câu 19 : Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì
A Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa
B Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mĩ
C Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản
D Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu
- Câu 20 : Nhân tố nào không phải nguyên nhân giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là
A Nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”
B Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
C Nhận được khoản bồi thường chiến phí khổng lồ để khôi phục kinh tế
D Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
- Câu 21 : Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
B Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
C Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
D Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
- Câu 22 : Tình hình nổi bật của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là
A Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá.
B Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế.
C Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước nhũng biến động to lớn về kinh tế - tài chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra.
D Trên cơ sở nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu.
- Câu 23 : Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào?
A Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
B Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ ba.
C Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.
D Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
- Câu 24 : Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào?
A Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
B Cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu
C Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.
D "Chiến tranh lạnh" kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.
- Câu 25 : Các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm dựa vào?
A Tận dụng các cơ hội bên ngoài.
B Nguồn vốn của Mĩ.
C Vai trò điều tiết của nhà nước
D Cách mạng Khoa học – kĩ thuật.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12