Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 28 Tia X - Tia Rơnghen
- Câu 1 : Chùm tia X phát ra từ một ống tia X (ống Cu-lít-giơ) có tần số lớn nhất là 6,4.1018 Hz. Bỏ qua động năng các êlectron khi bứt ra khỏi catôt. Tính hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống tia X.
A. 26,5.103 V.
B. 36,5.103 V.
C. 46,5.103 V.
D. 66,5.103 V.
- Câu 2 : Một ống Rơnghen có điện áp giữa anốt và katốt là 2000V. Bước sóng ngắn nhất của tia Rơnghen mà ống có thể phát ra là
A. \(4,42.10^{-10}m\)
B. \(3,105.10^{-10}m\)
C. \(6,21.10^{-9}m\)
D. \(6,21.10^{-10}m\)
- Câu 3 : Tần số lớn nhất trong chùm bức xạ phát ra từ ống Rơnghen ℓà 4.1018 Hz. Hiệu điện thế giữa hai cực của ống là
A. 16,56 kV
B. 17,56 kV
C. 18,56 kV
D. 19,56 kV
- Câu 4 : Một ống Culigio mỗi giây có \(2.10^{18}\) electron chạy qua ống. Xác định cường độ dòng điện chạy trong ống?
A. 3,2 A
B. 3,2mA
C. 0,32 A
D. 0,64 A
- Câu 5 : Khi nói về tia Rơn-ghen và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tần số của tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tần số của tia Rơn-ghen lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
D. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có khả năng gây phát quang một số chất.
- Câu 6 : Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên
A. Chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều
B. Có khả năng đâm xuyên khác nhau.
C. Chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).
D. Chúng không được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).
- Câu 7 : Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
A. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
B. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
C. Ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
D. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
- Câu 8 : Chùm tia X phát ra từ một ống tia X (ống Cu-lít-giơ) có tần số lớn nhất là 6,4.1018 Hz. Bỏ qua động năng các êlectron khi bứt ra khỏi catôt. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống tia X là
A. 13,25 kV.
B. 5,30 kV.
C. 2,65 kV
D. 26,50 kV.
- Câu 9 : Hiệu điện thế giữa hai điện cực của ống Cu-lít-giơ (ống tia X) là UAK = 2.104 V, bỏ qua động năng ban đầu của êlectron khi bứt ra khỏi catốt. Tính tần số lớn nhất của tia X mà ống có thể phát ra.
A. 0,483.10-19 Hz
B. 0,483.10-18 Hz
C. 0,483.10-20 Hz
D. 0,483.10-21 Hz
- Câu 10 : Ống Rơnghen đặt dưới hiệu điện thế UAK = 19995 V. Động năng ban đầu của của các electron khi bứt ra khỏi catôt là 8.10-19 J. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra.
A. 6,2.10-6m
B. 6,2.10-7 m
C. 6,2.10-8 m
D. 6,2.10-9 m
- Câu 11 : Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất?
A. Tia hồng ngoại.
B. Tia tử ngoại.
C. Tia X.
D. Sóng vô tuyến
- Câu 12 : Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. Vùng tia Rơnghen.
B. Vùng tia tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
D. Vùng tia hồng ngoại.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất