Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (Có đáp án) !!
- Câu 1 : Tháng 3-1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Việt Nam
B. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
C. Tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập ở Việt Nam
D. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
- Câu 2 : Tháng 3 - 1929, tổ chức nào được thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Chi bộ Cộng sản đầu tiên.
C. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
D. Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Câu 3 : Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng
B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng
C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. Đông Dương Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng
- Câu 4 : Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?
A. Báo Thanh niên
B. Báo Đỏ
C. Báo Búa liềm
D. Báo Giải phóng
- Câu 5 : Tổ chức tiền thân của Đông Dương cộng sản liên đoàn là tổ chức nào?
A. Tân Việt cách mạng đảng
B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
C. Việt Nam Quốc dân đảng
D. Hội Phục Việt
- Câu 6 : Đông Dương cộng sản Đảng liên đoàn được thành lập từ
A. Một số thanh niên tích cực trong hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Các cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì và Bắc Kì
C. Những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt
D. Những người giác ngộ cộng sản trong Việt Nam quốc dân Đảng
- Câu 7 : Tổ chức cộng sản nào không tham dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Trung Quốc) đầu năm 1930?
A. Đông Dương cộng sản đảng
B. An Nam cộng sản đảng
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- Câu 8 : Một trong những nội dung của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là
A. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
C. Phê phán quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị.
D. Bầu Ban Chấp hành trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
- Câu 9 : Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thông qua?
A. Đề cương văn hóa Việt Nam.
B. Luận cương chính trị.
C. Báo cáo chính trị.
D. Chính cương vắn tắt.
- Câu 10 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là
A. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
B. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đường TBCN.
C. Xây dựng chính quyền công nông binh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
- Câu 11 : Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua.
B. Luận cương chính trị tháng 10-1930.
C. Thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ (12 - 1930).
D. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3 - 1935).
- Câu 12 : Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (1930) đề ra nhiệm vụ thành lập chính phủ
A. Nhân dân
B. Công- nông
C. Công- nông- binh
D. Dân chủ cộng hòa
- Câu 13 : Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
A. Nông dân.
B. Tư sản dân tộc.
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản trí thức
- Câu 14 : Tư tưởng cốt lõi thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là
A. Tự do và dân chủ
B. Độc lập và tự do
C. Ruộng đất dân cày
D. Đoàn kết với cách mạng thế giới
- Câu 15 : Hạn chế lớn nhất của các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 là
A. Sự đối lập về ý thức hệ
B. Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau
C. Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn
D. Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất
- Câu 16 : Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc?
A. Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
B. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo
C. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
D. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản
- Câu 17 : Tác phẩm lý luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Đường Kách mệnh
C. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt
D. Luận cương chính trị
- Câu 18 : Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (1-1930)?
A. Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
B. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
C. Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản.
D. Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam.
- Câu 19 : Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?
A. Sự thành lập Công hội năm 1920
B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 - 1925
C. Phong trào vô sản hóa cuối năm 1928
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đầu năm 1930
- Câu 20 : Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926 - 1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?
A. Là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam.
C. Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ.
D. Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến.
- Câu 21 : Đâu không phải là luận điểm chứng minh việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử Việt Nam?
A. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng
B. Đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác
C. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển tiếp theo
D. Đánh dấu khối liên minh công- nông đã được hình thành trong thực tế
- Câu 22 : Sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng Đông Dương đầu thế kỉ XX là
A. Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
B. Chủ nghĩa Mác- Lê-nin được truyền bá.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
D. Liên minh công-nông hình thành.
- Câu 23 : Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam?
A. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
B. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản đều tuân theo điều lệ quốc tế vô sản.
C. Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.
D. Do được sự quan tâm của quốc tế cộng sản và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc.
- Câu 24 : Ý nào phản ánh không đúng về đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu 1930?
A. Soạn thảo Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
B. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê-nin cho những người cộng sản Việt Nam
C. Là người tổ chức hội nghị
D. Thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Câu 25 : Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thể hiện qua việc
A. Soạn thảo luận cương chính trị để Hội nghị thông qua
B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
D. Thông qua danh sách ban chấp hành trung ương Đảng
- Câu 26 : Nguyên nhân chủ yếu khiến yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên và ngày càng cấp thiết ở Bắc Kỳ?
A. Do phong trào công nhân phát triển mạnh, trình độ giác ngộ của công nhân cao
B. Do Bắc Kỳ tập trung nhiều trung tâm công nghiệp
C. Do Bắc Kỳ là trung tâm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
D. Do chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng
- Câu 27 : Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là
A. Có sự kết hợp với phong trào yêu nước
B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh
C. Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định
D. Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định
- Câu 28 : Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?
A. Chỉ thị của quốc tế cộng sản
B. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê nin chưa được truyền bá rộng rãi
C. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ
D. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng
- Câu 29 : Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở việc xác định
A. Giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia cách mạng.
B. Lực lượng nòng cốt của cách mạng.
C. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền.
D. Mối quan hệ cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
- Câu 30 : Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới?
A. Do chung một tổ chức lãnh đạo
B. Do chung mục tiêu độc lập dân tộc
C. Do chung lý tưởng chủ nghĩa xã hội
D. Do chung kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc
- Câu 31 : Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn tới việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin của phong trào yêu nước trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam đang cần một lý luận tiên tiến để giải phóng dân tộc
B. Lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin có khả năng giải phóng dân tộc
C. Do vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào đấu tranh
D. Do sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản đối với các nước thuộc địa
- Câu 32 : Lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị (1930) với cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây có điểm khác nhau cơ bản là
A. Công nhân và nông dân là động lực cách mạng
B. Tư sản, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ là đối tượng cách mạng
C. Tư sản, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ là lực lượng tham gia
D. Công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng
- Câu 33 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 sáng tạo so với nguyên ý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin ở việc xác định
A. Lực lượng cách mạng.
B. Phương hướng tiến lên.
C. Phương pháp đấu tranh.
D. Giai cấp lãnh đạo.
- Câu 34 : Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1930 là:
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Sáng lập đảng cộng sản Việt Nam 1930.
C. Soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.
D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
- Câu 35 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam đã kết hợp đúng đắn vấn đề
A. Kinh tế và chính trị
B. Dân tộc và quân chủ.
C. Dân tộc và giai cấp.
D. Phong kiến và tư sản.
- Câu 36 : Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
B. Là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
C. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
D. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Câu 37 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện các cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ, thổ địa cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Tư sản dân quyền cách mạng và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 38 : Đầu năm 1930, khuynh hướng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vì
A. Khuynh hướng vô sản giải quyết triệt để tất cả mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
B. Giai cấp công nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam.
C. Khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D. Khuynh hướng vô sản giải quyết được yêu cầu ruộng đất của giai cấp nông dân Việt Nam.
- Câu 39 : Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1929 có ý nghĩa gì?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
B. Bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
D. Đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác
- Câu 40 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định vì
A. Đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
B. Đáp ứng căn bản nguyện vọng của các giai cấp trong xã hội.
C. Lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa tháng 8 thành công.
D. Đề ra đường lối chính trị đúng đắn và hệ thống tổ chức chặt chẽ.
- Câu 41 : “Chính cương văn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ tóm tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam vì:
A. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai giai cấp công nhân và nông dân
B. Đáp ứng căn bản nguyện vọng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam
C. Xác định được mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
D. Tuyên ngôn chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12