Miến Nam đấu tranh chống địch "Bình Định-Lấn chiếm...
- Câu 1 : Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Nghiêm túc thực thi hiệp định
B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định
C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định
D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định
- Câu 2 : Sau hiệp định Pari năm 1973, tương quan lực lượng trên chiến trường miền Nam có sự thay đổi như thế nào?
A. Có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam
B. Có lợi cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa
C. Tạo nên sự cân bằng trong so sánh tương quan lực lượng
D. Kiềm chế sự phát triển của quân Giải phóng miền Nam
- Câu 3 : Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là
A. Đế quốc Mĩ
B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
D. Chính quyền Dương Văn Minh
- Câu 4 : Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào
A. Quân sự, chính trị, ngoại giao
B. Chính trị, ngoại giao
C. Quân sự, ngoại giao
D. Chính trị, quân sự
- Câu 5 : Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?
A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975
B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước
C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D.Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất
- Câu 6 : Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. “Dùng người Việt đánh người Việt”
B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
C. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
D. Giành lại thế chủ động trên chiến trường
- Câu 7 : Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sau Hiệp định Pari năm 1973 ở một số địa bàn quan trọng, ta lại bị mất đất, mất dân?
A. Do các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn
B. Do sự cấu kết phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn
C. Do quân giải phóng không đủ sức chống đỡ những cuộc tiến công của chính quyền Sài Gòn
D. Do ta mắc phải những hạn chế trong đánh giá âm mưu của kẻ thù
- Câu 8 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long (cuối năm 1974- đầu năm 1975) đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?
A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn
B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam
C. Giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn
D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Câu 9 : Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975?
A. Củng cố quyết tâm của Đảng ta trong việc đế ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. Chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.
D. Chứng minh sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.
- Câu 10 : Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (cuối năm 1974 - đầu năm 1975) của quân dân Việt Nam đã
A. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công chiến lược.
B. chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ vào miền Nam rất hạn chế.
C. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam
- Câu 11 : Đối với sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, chiến thắng Đường 14 - Phước Long của quân dân Việt Nam (1 - 1975) được ví như
A. trận tập kích chiến lược.
B. trận mở màn chiến lược.
C. trận nghi binh chiến lược.
D. trận trinh sát chiến lược.
- Câu 12 : Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là
A. Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
B. Khẳng định con đường bạo lực cách mạng
C. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.
D. Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công
- Câu 13 : Điểm giống nhau của nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1959) và Hội nghị lần thứ 21 (1973) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là về
A. xác định phương pháp đấu tranh cách mạng.
B. chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.
C. xác định kẻ thù đấu tranh là Mĩ - Diệm.
D. chủ trương tiến công chiến lược trên ba mặt trận.
- Câu 14 : Luận điểm nào dưới đây phủ định được quan điểm cho rằng “Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 đã vi phạm đến những điều khoản của hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”?
A. Mĩ vẫn tiếp tục dính líu đến công việc nội bộ của Việt Nam
B. Quân đội Sài Gòn mở các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng
C. Mĩ vẫn để lại cố vấn quân sự để hỗ trợ chính quyền Sài Gòn “bình định- lấn chiếm”
D. Nghị quyết 21(7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục khẳng định con đường bạo lực cách mạng
- Câu 15 : Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973 khác với thời kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 như thế nào?
A. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
B. Chỉ sử dụng hình thức đấu tranh quân sự.
C. Chỉ sử dụng đấu tranh chính trị.
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
- Câu 16 : Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam là
A. tạo thời cơ thuận lợi để ta đánh bại Mĩ và quân đội Sài Gòn.
B. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta làm chủ đất nước.
C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. tạo thời cơ thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12