Đề thi học kì 1 Sử 12 năm 2020 THPT Nguyễn Đình Li...
- Câu 1 : Hiệp định về cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều chủ trương
A. thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược.
B. giải thể các tổ chức quân sự của Mỹ và Liên Xô tại châu Âu.
C. tiến hành thúc đẩy hợp tác về kinh tế, chính trị và quốc phòng.
D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Câu 2 : Báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức
A. Đông Dương Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Tân Việt Cách mạng đảng.
D. An Nam Cộng sản đảng.
- Câu 3 : Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Dùng Cộng sản Việt Nam (10/1930)?
A. Báo cáo chính trị.
B. Luận cương chính trị.
C. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng.
D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
- Câu 4 : Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là
A. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
B. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
C. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước.
D. những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều.
- Câu 5 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là
A. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa
B. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
C. đánh đổ bọn địa chủ phong kiến, thổ địa cách mạng.
D. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
- Câu 6 : Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là
A. công nhân và nông dân.
B. tiểu tư sản, công nhân..
C. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
- Câu 7 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực
A. khu vực Trung Phi.
B. khu vực Nam Phi.
C. khu vực Trung Phi và Nam Phi.
D. khu vực Bắc Phi.
- Câu 8 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là mốc đánh dấu phong trào công nhân trở thành phong trào hoàn toàn tự giác vì lí do nào dưới đây?
A. Giai cấp công nhân Việt Nam đã biết đoàn kết với các nước thuộc địa khác trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
B. Giai cấp công nhân không chi đấu tranh đòi quyền lợi cho mình mà còn thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
C. Giai cấp công nhân đã có một chính đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
D. Giai cấp công nhân đã đoàn kết với giai cấp nông dân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu, giảm thuế.
- Câu 9 : Tháng 2 năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập
A. Tân Việt Cách mạng đăng.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Cộng sản đoàn.
- Câu 10 : Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam so với cuộc khai thác thuộc địa thứ nhất là
A. đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.
B. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam.
C. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam.
D. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.
- Câu 11 : Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp tránh xung đột trực tiếp vì
A. mọi sự đối đầu và xung đột sẽ làm họ mất nhiều cơ hội trong thời đại toàn cầu hoá.
B. các nước đều muốn tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên và xác lập ưu thế trong trật tự thế giới mới.
C. các nước đều trong giai đoạn thăm dò tiềm lực của nhau, vươn lên và xác lập ưu thế trong trật tự thế giới hơn.
D. các nước lớn muốn cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế.
- Câu 12 : Mục đích lớn nhất của Mỹ và các nước đồng minh khi thành lập tổ chức NATO là
A. tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh.
B. giúp đỡ các nước Tây Âu có khả năng bảo vệ đất nước.
C. chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
D. bành trướng thế lực của Mỹ.
- Câu 13 : Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của A. đế quốc Mĩ.
B. các nước đế quốc châu Âu.
C. chủ nghĩa phát xít Nhật.
D. các nước đế quốc Âu – Mỹ.
- Câu 14 : Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh?
A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ.
B. Diễn văn của ngoại trưởng Mỹ Mácsan.
C. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudoven.
D. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Turuman.
- Câu 15 : Kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
A. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.
B. Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
C. Tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.
D. Điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
- Câu 16 : Hoạt động nổi bật của tiểu tư sản trí thức trong những năm 1919 – 1925 là
A. ra một số tờ báo có nội dung dân chủ tiến bộ, vận động tẩy chay hàng hóa của Hoa kiều.
B. thành lập Cường học thư xã và ra tờ báo Chuông rè.
C. đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và tổ chức truy điệu, đưa tang Phan Chu Trinh (1926).
D. thành lập tổ chức Phục Việt và Nam Đồng thư xã.
- Câu 17 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ
A. đứng số 1 thế giới.
B. phát triển mọi mặt.
C. thương mại tăng trưởng.
D. có công nghiệp phát triển.
- Câu 18 : Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến trở thành một người cộng sản là
A. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.
B. thành lập đội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
D. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Câu 19 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành
A. giao thông vận tải.
B. nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. nông nghiệp và thương nghiệp.
D. công nghiệp chế biến.
- Câu 20 : Điều gì chứng tỏ từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đạt đỉnh cao?
A. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập Xô viết.
B. Thực hiện liên minh công-nông bền vững.
C. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
- Câu 21 : Khi về nước những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp đào tạo tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã truyền bá lí luận nào trong nhân dân?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Cách mạng dân chủ tư sản.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Cách mạng vô sản.
- Câu 22 : Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
A. chinh phục vũ trụ.
B. công nghiệp quốc phòng.
C. sản xuất ứng dụng dân dụng.
D. khoa học cơ bản.
- Câu 23 : Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi đánh dấu sự kiện gì?
A. Sự thành lập nước Cộng hòa Nam Phi.
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
C. Nenxơn Mandela làm tổng thống Nam Phi.
D. Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
- Câu 24 : Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã chuyển sang hoàn toàn tự giác?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).
B. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).
C. Phong trào vô sản hóa (năm 1928).
D. Cuộc bãi công của công nhận Ba Son (8 – 1925).
- Câu 25 : Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong "Chiến lược toàn cầu" của Mỹ?
A. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
B. Thiết lập sự thống vị trên toàn thế giới.
C. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh.
- Câu 26 : Sự ra đời của hai tổ chức nào đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
A. Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
B. Mĩ đưa ra học thuyết Truman và sự thành lập khối SEV.
C. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. Sự ra đời của NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
- Câu 27 : Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là
A. bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
C. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
D. để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa
- Câu 28 : Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1930-1931 là
A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
B. chống đế quốc, chống phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
C. chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
D. chống đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc.
- Câu 29 : Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là
A. đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiếa tay sai. Tuy
B. để lại bài học sáng tạo cho cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
D. làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn Việt Nam.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12