Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020 trường THPT Hoàn...
- Câu 1 : Cho một mạch điện gồm hai pin có suất điện động và điện trở trong mỗi pin là 1,5V−0,5Ω mắc nối tiếp theo kiểu đối xứng rồi nối với mạch ngoài là một điện trở 2Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:
A. 3 A.
B. 0,6 A.
C. 1 A.
D. 2 A.
- Câu 2 : Một mạch điện có nguồn là một pin 9 V, điện trở trong 0,5Ω và mạch ngoài gồm 2 điện trở 8Ω mắc song song. Cường độ dòng điện trên toàn mạch là:
A. 2 A.
B. 4,5 A.
C. 1 A.
D. 18/33A.
- Câu 3 : Một đoạn mạch gồm một pin 9 V, điện trở mạch ngoài 4Ω, cường độ dòng điện trên toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là:
A. 0,5 Ω.
B. 4,5 Ω.
C. 1 Ω.
D. 2 Ω.
- Câu 4 : Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện 2 A. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn và suất điện động của nguồn là:
A. 10 V và 12 V
B. 20 V và 22 V
C. 10 V và 2 V
D. 2,5 V và 0,5 V
- Câu 5 : Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó mắc nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là:
A. 1 A và 14 V.
B. 0,5 A và 13 V.
C. 0,5 A và 14 V
D. 1 A và 13 V
- Câu 6 : Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 12 V, điện trở trong r = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với ampe kế có điện trở không đáng kể thành mạch kín. Hiệu điện thế từ cực dương đến cực âm của nguồn điện E1 là:
A. 12 V.
B. 10 V.
C. 4 V.
D. 8 V.
- Câu 7 : Câu nào dưới đây nói về chất điện phân là không đúng ?
A. Chất điện phân khi có dòng điện chạy qua sẽ giải phóng các chất ở các điện cực.
B. Trong dung dịch các phân tử axit, muối, bazơ đều bị phân li thành các ion.
C. Một số chất rắn khi nóng chảy cũng là chất điện phân.
D. Chất điện phân nhất thiết phải là dung dịch của các chất tan được trong dung môi.
- Câu 8 : Câu nào sau đây nói về dòng điện trong chất điện phân là đúng?
A. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía anôt, còn các ion dương đi về catôt.
B. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các êlectron đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.
C. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.
D. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía catôt, các ion dương đi về anôt.
- Câu 9 : Câu phát biểu nào sai?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron ngược chiều điện trường.
B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.
C. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.
D. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron phát xạ từ catôt bị nung nóng dưới tác dụng của điện trường.
- Câu 10 : Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
A. F/q
B. U/d
C. AM∞/q
D. Q/U
- Câu 11 : Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q.
B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U.
D. C không phụ thuộc vào Q và U.
- Câu 12 : Trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác
C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
- Câu 13 : Chọn câu phát biểu đúng.
A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào điện tích của nó.
B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
- Câu 14 : Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất 10,6.10-8 Ω.m. Biết điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ từ 0 đến 20000C tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi bằng 3,9.10-3K-1. Điện trở suất của dây bạch kim này ở 16800C là
A. 79,2.10−8Ωm
B. 17,8.10−8Ωm
C. 39,6.10−8Ωm
D. 7,92.10−8Ωm
- Câu 15 : Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:
A. 6,25.1015
B. 1,6.1015
C. 3,75.1015
D. 3,2.1015
- Câu 16 : Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Lực tác dụng lên electron khi nó di chuyển từ catốt đến anot?
A. 8.10-15N
B. 1,6.10-15N
C. 2.10-15N
D. 3,2.10-15N
- Câu 17 : Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.
A. 1,2 μC.
B. 1,5 μC.
C. 1,8 μC.
D. 2,4 μC.
- Câu 18 : Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 mm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện lần lượt là
A. 60 nC và 60 kV/m.
B. 6 nC và 60 kV/m
C. 60 nC và 30 kV/m
D. 6 nC và 6 kV/m
- Câu 19 : Thế năng của một positron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -4.10-19 J. Điện thế tại điểm M là
A. 3,2 V.
B. -3 V.
C. 2 V.
D. -2,5 V.
- Câu 20 : Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì công của lực điện 7 J. Hiệu điện thế UMN bằng
A. 12 V.
B. -12 V.
C. 3 V.
D. – 3,5 V.
- Câu 21 : Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 45 V. Công mà lực điện tác dụng lên một positron khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N là
A. -8.10-18 J.
B. +8.10-18 J.
C. -7,2.10-18 J.
D. +7,2.10-18 J.
- Câu 22 : Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng điện trong kim loại?
A. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.
D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các ion.
- Câu 23 : Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì
A. giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện.
B. có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm.
C. cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0.
D. cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0.
- Câu 24 : Chọn câu sai. Cảm ứng từ B tại một điểm M trong từ trường
A. tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường.
B. phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn.
C. phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
D. phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn.
- Câu 25 : Công thức nào sau đây là đúng của định luật Fa-ra-đây?
A. \(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)
B. \(I = \frac{{m.F}}{{t.n.A}}\)
C. \(t = \frac{{m.n}}{{A.I.F}}\)
D. \(m = F\frac{A}{n}I.t\)
- Câu 26 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật nhiễm điện?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
C. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
D. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
- Câu 27 : Hai điện tích cùng dấu (cùng loại) khi đặt gần nhau sẽ
A. Đẩy nhau rồi sau đó hút nhau
B. Hút nhau rồi sau đó đấy nhau
C. Đẩy nhau
D. Hút nhau
- Câu 28 : Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, điện năng tiêu thụ của mạch sẽ :
A. giảm 2 lần.
B. tăng 1/2 lần.
C. giảm 4 lần.
D. không đổi.
- Câu 29 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nhiệt lượng tỏa ra của vật ?
A. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật
B. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
C. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.
D. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật.
- Câu 30 : Các kim loại đều
A. dẫn điện tốt như sau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
B. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
C. dẫn điện tốt như sau, có điện trở suất không thay đổi.
D. dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi.
- Câu 31 : Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói dòng điện không đổi là dòng điện:
A. Có chiều thay đổi theo thời gian
B. Không đổi
C. Có cường độ không đổi theo thời gian
D. Có chiều không đổi theo thời gian
- Câu 32 : Phát biểu nào sau đây là không đúng về tác dụng của dòng điện?
A. Dòng điện có tác dụng hóa học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.
B. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.
C. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.
D. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.
- Câu 33 : Khi đường kính của khối kim loại đồng chất tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại
A. giảm 4 lần
B. giảm 2 lần
C. tăng 2 lần
D. tăng 4 lần
- Câu 34 : Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 22 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực
A. giảm 4 lần
B. tăng 4 lần
C. không đổi
D. tăng 2 lần
- Câu 35 : Chọn phát biểu sai. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. Tỉ lệ thuận với điện trở
B. Tỉ lệ thuận với thời gian.
C. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện.
D. Tỉ lệ nghịch với điện trở.
- Câu 36 : Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng là bao nhiêu ?
A. 5J
B. 2000J
C. 120KJ
D. 10KJ
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp