40 câu trắc nghiệm Sóng cơ học Vật lý 12 có Video...
- Câu 1 : Nguồn sóng ở O dao động với tần số 20 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 1,6 m/s trên phương Oy. Trên phương này có hai điểm M và N theo thứ tự đó MN = 18 cm. Cho biên độ a = 5 cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó M có li độ 4 cm thì li độ tại N là
A. 4 cm
B. -4 cm
C. 3 cm
D. 5 cm
- Câu 2 : Phương trình truyền sóng theo phương Ox trên dây là \(u = 2 cos(5 \pi t - 2 \pi x)cm\). Biết t tính bằng giây ; x tính bằng m. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 2 m/s
B. 2,5 m/s
C. 4 m/s
D. 50 m/s
- Câu 3 : Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f và theo phương vuông góc với sợi dây. Biên độ dao động là a, vận tốc truyền sóng trên dây là 4 m/s. Xét điểm M trên dây và cách A một đoạn 14 cm, người ta thấy M luôn dao động ngược pha với A. Biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 98 Hz đến 102 Hz. Bước sóng \(\lambda\) của sóng bằng
A. 4 cm
B. 5 cm
C. 6 cm
D. 8 cm
- Câu 4 : Âm có cường độ 0,01 W/m2 . Ngưỡng nghe của loại âm này là 10-10W/m2 . Mức cường độ âm bằng
A. 50 dB
B. 70 dB
C. 80 dB
D. 90 dB
- Câu 5 : Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau là 10 dB. Tỉ số cường độ âm của chúng là
A. 120
B. 1000
C. \(10\sqrt{10}\)
D. 10
- Câu 6 : Đầu A của một sợi dây căng ngang được làm cho dao động theo phương vuông góc với phương sợi dây khi ở vị trí cân bằng. Biết chu kì dao động là 1,6s. Sau 0,3s, sóng truyền dọc theo dây được 1,2m. Bước sóng của sóng này bằng
A. 3,2 m
B. 2,5 m
C. 6,4 m
D. 5m
- Câu 7 : Chọn phát biểu sai
A. Tính chất sinh lí của âm là những tính chất phân biệt các cảm giác âm mà âm gây ra ở tai người.
B. Độ to của âm tỉ lệ với cường độ âm.
C. Tai nghe có thể phân biệt âm sắc của các loại nhạc cụ khác nhau là do âm từ mỗi loại nhạc cụ phát ra khác nhau về dạng đồ thị dao động.
D. Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm đó.
- Câu 8 : Một nam châm điện dùng dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz được đặt phía trên sợi dây thép căng ngang có chiều dài 80 cm, hai đầu cố định. Do tác dụng của nam châm điện, dây thép dao động tạo sóng dừng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây thép đó là 40 m/s. Trên dây có
A. 2 bụng, 3 nút
B. 4 bụng, 5 nút
C. 2 bụng, 2 nút
D. 4 bụng, 4 nút
- Câu 9 : Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Với âm có mức cường độ 70 dB thì âm này có cường độ:
A. 5.10-11 W/m2
B. 10-5 W/m2
C. 5.10-7 W/m2
D. 7.10-5 W/m2
- Câu 10 : Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18 s, và thấy khoảng cách hai ngọn sóng kề nhau là 2 m. Tốc độ truyền sóng biển là
A. 1 m/s
B. 2 m/s
C. 4 m/s
D. 8 m/s
- Câu 11 : Dây AB căng ngang có sóng dừng trên dây với phương trình dao động tại M cách B đoạn x là \(u_M = A cos \frac{2\pi x}{\lambda }.cos \omega t\). Biết chu kì T = 0,02 s, v = 1,5 m/s; AB = 15 cm. Biên độ dao động tại M cách B 3,5 cm
A. bằng A
B. bằng 0,5A
C. bằng 2A
D. bằng 0
- Câu 12 : Chọn phát biểu sai. Sóng dừng
A. là sóng có các điểm nút và điểm bụng cố định trong không gian.
B. được ứng dụng để đo vận tốc truyền sóng trên dây.
C. được ứng dụng để đo vận tốc truyền sóng trên dây.
D. chỉ xảy ra khi chiều dài dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng.
- Câu 13 : Để có sóng dừng trên sợi dây có một đầu cố định, đầu còn lại tự do với số nút sóng ít nhất thì bước sóng của sóng truyền trên dây phải bằng
A. bốn lần chiều dài sợi dây.
B. một nửa chiều dài sợi dây.
C. hai lần chiều dài sợi dây.
D. một phần tư chiều dài sợi dây.
- Câu 14 : Sóng truyền từ điểm A đến điểm B trong cùng một phương truyền sóng. Cho biết tại B dao động có phương trình uB = 5cos2\(\pi\)ft (mm); Hai điểm gần nhau nhất cách nhau 6 cm trên cùng phương truyền sóng thì dao động lệch pha góc 1200 ; AB = 2,5 cm; vận tốc sóng bằng 360 cm/s. Tần số dao động của sóng bằng
A. 20 Hz
B. 12 Hz
C. 30 Hz
D. 18 Hz
- Câu 15 : Một sóng cơ lan truyền trong môi trường được xác định bởi phương trình \(u = acos2 \pi (\frac{t}{T} - \frac{x}{\lambda })\). Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường bằng với tốc độ truyền sóng khi bước sóng
A. \(\lambda = 2 \pi Ta\)
B. \(\lambda = 2 \pi Ta\)
C. \(\lambda = 2 \pi fa\)
D. \(\lambda = \frac{Ta}{2 \lambda }\)
- Câu 16 : Một sợi dây đàn hồi AB dài 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích thì trên dây có sóng dừng với 3 bó sóng. Tại điểm N trên dây gần A nhất có biên độ dao động cực đại. Khoảng cách AN bằng
A. 60 cm.
B. 30 cm.
C. 15 cm.
D. 10 cm.
- Câu 17 : Sóng cơ học có tần số 40 Hz truyền đi từ nguồn A với vận tốc có giá trị nằm trong khoảng từ 320 cm/s đến 340 cm/s. Ta thấy, hai điểm trên cùng một một phương truyền sóng cách nhau đoạn 21 cm luôn dao động ngược pha với nhau. Vận tốc truyền sóng là
A. 336 cm/s
B. 325 cm/s
C. 330 cm/s.
D. 324 cm/s.
- Câu 18 : Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả sóng truyền dọc theo trục Ox với vận tốc 50 m/s và có bước sóng bằng 4 cm ? Cho biết u, x đều đo bằng cm và t đo bằng s.
A. \(u = 0,3 sin (2500 \pi t - \frac{\pi x}{2})\)
B. \(u = 0,3 cos (625 \pi t - \frac{\pi x}{8})\)
C. \(u = 0,3 sin \frac{\pi x}{4}cos(625 \pi t)\)
D. \(u = 0,3 cos (1250 \pi t - \frac{\pi x}{4})\)
- Câu 19 : Một ống sáo có một đầu hở phát ra âm cơ bản tần số 650 Hz. Hoạ âm hình thành trong ống sáo không có giá trị nào sau đây?
A. 2600 Hz
B. 1950 Hz
C. 3250 Hz
D. 5850 Hz
- Câu 20 : Ứng dụng của sóng dừng là:
A. Xác định chiều dài sợ dây.
B. Xác định tần số của nguồn.
C. Xác định bước sóng.
D. Xác định tốc độ truyền sóng.
- Câu 21 : Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là
A. 40 dB.
B. 34 dB
C. 26 dB.
D. 17 dB
- Câu 22 : Một dây đàn hồi mảnh, rất dài, có đầu A dao động với tần số f có giá trị trong khoảng từ 22 Hz đến 26 Hz, theo phương vuông góc với sợi dây, vận tốc truyền sóng trên dây là 4 m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 28 cm, người ta thấy M luôn dao động vuông pha với A. Bước sóng của sóng trên dây là
A. 16 cm.
B. 12 cm.
C. 25 cm
D. 20 cm
- Câu 23 : Một dây đàn hồi mảnh rất dài có đầu A dao động với tần số f theo phương vuông góc với sợi dây. Sóng truyền trên dây với vận tốc là 4 m/s; bước sóng bằng 16 cm. Nếu dao động tại A có phương trình uA = 4cos\(\omega\)t (cm) thì phương trình dao động tại điểm M trên dây cách A một đoạn 28 cm là
A. \(u_M = 4 cos(50 \pi t - \pi)(cm)\)
B. \(u_M = 4 cos(100 \pi t - \pi)(cm)\)
C. \(u_M = 4 cos(50 \pi t - \frac{2 \pi}{3})(cm)\)
D. \(u_M = 4 cos(50 \pi t - \frac{3 \pi}{2})(cm)\)
- Câu 24 : Một sợi dây OM đàn hồi dài 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích trên dây hình thành 3 bụng sóng (với O và M là hai nút), biên độ tại bụng là 3 cm. Tại N gần O nhất có biên độ dao động là 1,5 cm. Khoảng cách ON nhận giá trị nào sau đây?
A. 10 cm.
B. 5,2 cm.
C. 5 cm.
D. 7,5 cm.
- Câu 25 : Trong giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp cùng pha thì những điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn có:
A. biên độ cực đại.
B. biên độ cực tiểu.
C. biên độ bằng 0.
D. biên độ chưa xác định.
- Câu 26 : Cho hai nguồn âm A, B trong không khí là hai nguồn kết hợp và dao động đồng pha với tần số 580 Hz. Biết AB = 2,5 m; vận tốc truyền âm trong không khí là 348 m/s. Số điểm trên đoạn AB có biên độ cực đại là
A. 7
B. 9
C. 10
D. 8
- Câu 27 : Để có sóng dừng trên sợi dây có 2 đầu cố định với số nút sóng ít nhất thì bước sóng của sóng truyền trên dây phải bằng:
A. bốn lần chiều dài sợi dây.
B. một nửa chiều dài sợi dây.
C. hai lần chiều dài sợi dây.
D. một phần tư chiều dài sợi dây.
- Câu 28 : Xét sóng dừng trên sợi dây, các điểm trên hai bó sóng liên tiếp sẽ dao động
A. ngược pha nhau.
B. đồng pha nhau.
C. vuông pha nhau.
D. lệch pha nhau.
- Câu 29 : Tại một điểm A có mức cường độ âm là LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 0,1 n W/m2. Cường độ của âm đó tại A là
A. IA = 0,1 nW/m2.
B. IA = 0,1 mW/m2
C. IA = 0,1 W/m2
D. IA = 0,1 GW/m2
- Câu 30 : Một ống trụ có chiều dài 1 m. Ở một đầu ống có một pit-tông để có thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660 Hz ở gần đầu hở của ống. Vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài
A. l = 0,75 m.
B. l = 0,50 m.
C. l = 26,5 cm.
D. l = 12,5 cm.
- Câu 31 : Một dây cao su 2 đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f. Dây dài 2 m và vận tốc truyền sóng trên dây là 20 m/s. Bước sóng \(\lambda\) dài nhất đo được trên dây ứng với tần số dao động f là
A. 20 Hz
B. 25 Hz
C. 100 Hz
D. 5 Hz
- Câu 32 : Một đặc tính vật lý của âm là
A. . Độ cao
B. Cường độ âm.
C. Âm sắc.
D. Độ to.
- Câu 33 : Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một cây đàn phát ra thì
A. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ hoạ âm bậc 2.
B. tần số hoạ âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.
C. tần số âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.
D. hoạ âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.
- Câu 34 : Sóng truyền theo một sợi dây được căng nằm ngang và rất dài. Biết phương trình sóng tại nguồn O có dạng u0 = acos10\(\pi\)t , vận tốc truyền sóng là v = 5 m/s. Nếu M và N là hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha với nhau và ngược pha với O thì khoảng cách từ O đến M và N là :
A. 25 cm và 75 cm
B. 25 cm và 12,5 cm
C. 50 cm và 150 cm
D. 25 cm và 50 cm
- Câu 35 : Một sợi dây đàn hồi dài l = 100 cm, có hai đầu A và B cố định. Một sóng truyền trên dây với tần số 50 Hz thì ta đếm được trên dây 3 nút sóng, không kể 2 nút A, B. Vận tốc truyền sóng trên đây là:
A. 30 m/s
B. 25 m/s
C. 40 m/s
D. 100 m/s
- Câu 36 : Giả sử A và B là hai nguồn kết hợp có cùng phương trình dao động là: x = acos50\(\pi\)t. Xét điểm M và điểm N trên đoạn nối A và B cùng có biên độ dao động cực đại. Biết MN = 5 cm, vận tốc truyền sóng bằng
A. 150 cm/s
B. 250 cm/s
C. 100 cm/s
D. 75 cm/s
- Câu 37 : Âm sắc là đặc tính sinh lý của sóng âm, nó cho phép ta phân biệt được hai âm có
A. tần số khác nhau được phát ra bởi cùng một nhạc cụ.
B. cùng biên độ được phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
C. cùng tần số được phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
D. biên độ khác nhưng phát ra bởi cùng một nhạc cụ.
- Câu 38 : Xét sóng dừng trên sợi dây, hai điểm bụng liên tiếp cách nhau\(\frac{1}{4}\) bước sóng
A. \(\frac{1}{2}\) bước sóng.
B. \(\frac{1}{4}\) bước sóng.
C. 1 bước sóng.
D. 2 bước sóng.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất