Đề thi giữa Học Kì 1 môn Sinh học lớp 7 - năm học...
- Câu 1 : Đôi kìm của nhện có tác dụng:
A. Chăn tơ
B. Tiết nọc độc làm tê liệt mồi
C. Đưa mồi vào miệng
D. Cơ quan xúc giác, khứu giác
- Câu 2 : Quan sát cấu tạo ngoài tôm sông ta đếm được có:
A. 5 đôi chân ngực
B. 6 đôi chân ngực
C. 4 đôi chân ngực
D. 3 đôi chân ngực
- Câu 3 : Châu chấu hô hấp bằng cơ quan:
A. Phổi
B. Lỗ thở
C. Mang
D. Qua thành cơ thể
- Câu 4 : Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể có nhiều tua
B. Ruột dạng túi
C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới
D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ
- Câu 5 : Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?
A. Vùng ôn đới
B. Vùng Bắc cực
C. Vùng Nam cực
D. Vùng nhiệt đới
- Câu 6 : Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?
A. Lưỡng tính
B. Phân tính
C. Lưỡng tính hoặc phân tính
D. Cả a, b và c
- Câu 7 : Ruột khoang có số lượng khoảng?
A. 20.000 loài
B. 15.000 loài
C. 10.000 loài
D. 5.000 loài
- Câu 8 : Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ:
A. 1 tế bào
B. 2 tế bào
C. 3 tế bào
D. Đa bào
- Câu 9 : Cách sinh sản của trùng roi:
A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể
B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể
C. Tiếp hợp
D. Mọc chồi
- Câu 10 : Trùng roi xanh giống với tế bào thực vật ở chỗ?
A. Có diệp lục
B. Di chuyển
C. Có roi
D. Có điểm mắt
- Câu 11 : Kiểu di chuyển của sứa là:
A. Sâu đo
B. Lộn đầu
C. Dùng tua đẩy nước
D. Co bóp dù đẩy nước qua lỗ miệng tiến về phía trước và ngược lại
- Câu 12 : Thứ tự các giai đoạn trong vòng đời của sán lá gan:
A. Trứng → ấu trùng có lông bơi → ấu trùng có đuôi → kén sán → sán trưởng thành
B. Trứng → kén sán → ấu trùng có đuôi → ấu trùng có lông bơi → sán trưởng thành
C. Trứng → ấu trùng có lông bơi → kén sán → ấu trùng có đuôi → sán trưởng thành
D. Trứng → ấu trùng có đuôi → ấu trùng có lông bơi→ kén sán → sán trưởng thành
- Câu 13 : Động vật nào sau đây có hại:
A. Đỉa
B. Sán lông
C. Giun đất
D. Rươi
- Câu 14 : Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng:
A. Thức ăn của giun đất là: Vụn thực vật và mùn đất
B. Thức ăn chủ yếu của đỉa là: sinh vật phù du trong nước
C. Thức ăn của vắt là: nhựa cây
D. Thức ăn chủ yếu của giun là: đất
- Câu 15 : Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì:
A. Giun đất không thích nghi với đời sống ở cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi ở mới
B. Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ôxi nên giun đất phải chui lên mặt đất
C. Giun đất chui lên mặt dất để dễ dàng bơi lội
D. Báo hiệu thời tiết khi có nắng kéo dài
- Câu 16 : Khi bãi san hô vì lý do nào đó mà bị chết, chúng sẽ:
A. Bị phân huỷ hết
B. Còn lại ‘‘bộ xương’’ đá vôi hình thành bãi đá
C. Là thức ăn cho các con vật khác
D. Cả a và b đều đúng
- Câu 17 : Ngành Động vật nguyên sinh còn có tên gọi khác là ngành gì? Tại sao?
A. Là động vật đơn bào vì chúng có kích thước hiển vi
B. Là động vật đa bào vì nhiều con có khả năng sống tự do trong nước
C. Là động vật đơn bào vì cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
D. Cả a, b và c đều sai
- Câu 18 : Trùng sốt rét phá huỷ loại tế bào nào của máu?
A. Bạch cầu
B. Hồng cầu
C. Tiểu cầu
D. Cả A và C
- Câu 19 : Thành cơ thể của thuỷ tức có:
A. 1 lớp tế bào
B. 2 lớp tế bào
C. 3 lớp tế bào
D. 4 lớp tế bào
- Câu 20 : Người ta xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm vì:
A. Thân mềm có khoang áo
B. Thân mềm có tầng keo
C. Thân mềm có vỏ đá vôi
D. Thân mềm mất đối xứng
- Câu 21 : Với vùng đất nông nghiệp giun đất có vai trò:
A. Làm đất trồng tơi xốp và màu mỡ
B. Làm thức ăn cho động vật khác
C. Làm thức ăn cho cá
D. Làm thức ăn cho người
- Câu 22 : Đặc điểm cơ bản nhất để nhận biết động vật thuộc ngành chân khớp là:
A. Có hạch não phát triển
B. Hệ tuần hoàn hở
C. Có lớp vỏ ki tin
D. Các phần phụ phân đốt và khớp động
- Câu 23 : Vây nào của cá làm nhiệm vụ giữ thằng bằng, rẽ phải, rẽ trái, bơi hướng lên trên, bơi hướng xuống dưới:
A. Vây lưng, vây bụng
B. Vây ngực, vây đuôi
C. Vây ngực, vây bụng
D. Vây lưng, vây đuôi
- Câu 24 : Trùng roi xanh là một tế bào có kích thước nhỏ nhất, khoảng:
A. 0,01 mm
B. 0,02 mm
C. 0,04 mm
D. 0,05 mm
- Câu 25 : Động vật nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người và động vật là:
A. Trùng roi
B. Trùng kiết lị
C. Trùng Giày
D. Trùng Biến hình
- Câu 26 : Số lớp tế bào trên cơ thể thủy tức là:
A. 1 lớp
B. 2 lớp
C. 3 lớp
D. 4 lớp
- Câu 27 : Ruột của thủy tức thuộc dạng:
A. Ruột thẳng
B. Ruột túi
C. Ruột ống
D. Ruột xoắn
- Câu 28 : Động vật cho biết mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và đa bào là:
A. Trùng roi xanh
B. Trùng giày
C. Trùng biến hình
D. Tập đoàn trùng roi
- Câu 29 : Ruột túi phân nhánh có ở nhóm động vật nào sau đây:
A. Sán lá gan, sán bã trầu
B. Sán dây, giun đũa
C. Giun đất, giun kim
D. Sán bã trầu, rươi
- Câu 30 : Lớp vỏ cuticun là đặc điểm của:
A. Giun đất
B. Sán lá gan
C. Sán dây
D. Giun đũa
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét