Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Lịch sử trường THP...
- Câu 1 : Các quốc gia giành được độc lập ở khu vực Đông Nam Á năm 1945 là
A. Việt Nam, Lào, Inđônêxia
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan.
D. Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin.
- Câu 2 : Đánh giá tính chất của cách mạng tháng Hai 1917?
A. Cách mạng vô sản.
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 3 : Từ năm 1946 đến năm 1954, nhân dân Lào tiến hành
A. Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. cải cách mở cửa.
- Câu 4 : Địa vị pháp lí của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là
A. một quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. một nước tư bản phát triển, một cường quốc Âu-Á.
C. tiếp tục duy trì mô hình Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô.
D. là “quốc gia kế tục Liên Xô”.
- Câu 5 : Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).
B. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).
C. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).
D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).
- Câu 6 : Ngay sau chiến tranh chống Nhật (1945), ở Trung Quốc diễn ra sự kiện
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc bị tiêu diệt.
B. nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
C. Quốc dân đảng đánh bại Đảng Cộng sản Trung Quốc.
D. sự ra đời của nước Dân chủ nhân dân Trung Hoa.
- Câu 7 : Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 có ý nghĩa như thế nào?
A. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
B. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân.
D. Liên xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử.
- Câu 8 : Quyết định của Hội nghị Ianta (2 -1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh
A. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.
B. các nước tham chiến được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.
C. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
D. đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới.
- Câu 9 : Những quyết định của Hội nghị Ianta đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
A. Tạo nên khuôn khổ trật tự thế giới mới từng bước thiết lập - trật tự hai cực Ianta
B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. Làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.
D. Đánh dấu sự xác lập vai trò duy nhất thống trị toàn cầu của Mĩ.
- Câu 10 : Đảng ta vận dụng nguyên tắc nào của Liên Hợp quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay?
A. Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
- Câu 11 : Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại là do
A. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh lan rộng đến khu vực.
B. tầng lớp nhân dân trong nước biểu tình phản đối yêu cầu thay đổi.
C. chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế.
D. xu thế hợp tác giữa các nước trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
- Câu 12 : Biến đổi lớn nhất về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
B. Trung Quốc thu hồi Hồng Công, Ma Cao.
C. nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. cuộc nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949).
- Câu 13 : Thách thức lớn nhất khi nước ta gia nhập ASEAN là gì?
A. Hạn chế về vốn, trình độ quản lý kinh tế, môi trường cạnh tranh quyết liệt.
B. Tình trạng thất nghiệp gia tăng do trình độ tay nghề thấp.
C. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Hiện tượng chảy máu chất xám ngày càng tăng.
- Câu 14 : Quyết định nào của ba cường quốc tại Hội nghị Ianta là cơ sở để tiến tới duy trì một nền hòa bình an ninh thế giới sau chiến tranh?
A. thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
C. thực hiện những cam kết để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật.
D. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Câu 15 : Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới.
A. Do chính sách thỏa hiệp của Anh-Pháp, chính sách trung lập của Mĩ
B. Do sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản
C. Do chính sách ngông cuồng của nước Đức
D. Do xuất hiện chủ nghĩa phát xít
- Câu 16 : Đánh giá tính chất của cách mạng tháng Mười 1917?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 17 : Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình thế độc đáo
A. nước Nga trở thành nước Cộng hòa.
B. giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo.
C. hai chính quyền song song tồn tại.
D. giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.
- Câu 18 : Trước năm 1917, về chính trị, Nga là nước
A. quân chủ lập hiến.
B. quân chủ chuyên chế.
C. phong kiến lạc hậu.
D. cộng hòa.
- Câu 19 : Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến thắng tại vòng cung Cuốc-xcơ
B. Chiến thắng trong trận Enalamen
C. Chiến thắng Mát-xcơ-va
D. Trận Liên Xô phản công quân Đức tại Xtalingrat
- Câu 20 : Ý nghĩa cơ bản của những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1945-1970) là gì?
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.
B. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nâng cao vị thế của Liên Xô.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
- Câu 21 : Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân ở Mát-xcơ-va.
B. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat
C. Cuộc tấn công cung điên mùa đông vào ngày 25/10/1917.
D. Cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Mát-xcơ-va.
- Câu 22 : Với chiến thắng Matxcơva (1941), nhân dân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược nào của Đức?
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến lược cầm cự.
C. Chiến lược chiến tranh chớp nhoáng.
D. Chiến lược vết dầu loang.
- Câu 23 : Nguyên cớ nào dẫn tới bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Vua Vin-hen II của Đức bị người Pháp tấn công.
B. Anh phát động chiến tranh trước.
C. Thái tử Áo- Hung bị người Xéc-bi ám sát.
D. Nga tấn công vào Đông Phổ.
- Câu 24 : Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai
A. bước vào giai đoạn kết thúc.
B. mới bùng nổ.
C. bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
D. đã kết thúc.
- Câu 25 : Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là
A. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C. kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
- Câu 26 : Ngày 1/10/1949 ở Trung Quốc có sự kiện gì?
A. Đại hội XIII của Đảng.
B. Thực hiện đường lối Ba ngọn cờ hồng.
C. Đề ra đường lối mới.
D. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
- Câu 27 : Tổ chức trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới là
A. IANTA
B. EU.
C. ASEAN.
D. Liên Hợp quốc.
- Câu 28 : Một trong những mục đích thành lập của Liên Hợp quốc là
A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. ngăn chặn các hoạt động xâm lược của đế quốc hiếu chiến.
C. phát triển quan hệ thương mại tự do.
D. thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới
- Câu 29 : Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là
A. lực lượng tham gia.
B. nhiệm vụ.
C. mục tiêu.
D. giai cấp lãnh đạo.
- Câu 30 : Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là
A. Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật.
B. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
C. Hoàng Hoa Thám.
D. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- Câu 31 : Cần Vương có nghĩa là gì?
A. Giúp vua cứu nước.
B. Cần một người lãnh đạo tài giỏi.
C. Cần Thay thế ông vua sáng suốt, yêu nước hơn.
D. Cần một vị vua mới sáng suốt.
- Câu 32 : Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?
A. Có nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
B. Trải qua 2 giai đoạn phát triển.
C. Chống thực dân Pháp giành độc lập.
D. Diễn ra chủ yếu ở Bắc kì và Trung kì.
- Câu 33 : Đánh giá tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
B. Phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa.
D. Chính nghĩa về các nước thuộc địa.
- Câu 34 : Tính chất cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 - 1949) là
A. cách mạng tư sản.
B. chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng dân tộc dân chủ.
- Câu 35 : Tham dự hội nghị Ianta gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Anh, Pháp, Liên Xô.
D. Liên Xô, Mĩ, Pháp.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12