Đề ôn tập HK1 môn Lịch Sử 12 năm 2019 - 2020 Trườn...
- Câu 1 : Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự kiện thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam là.
A. hiến pháp đầu tiên của nước ta được thông qua.
B. phát hành tiền Việt Nam.
C. thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
D. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.
- Câu 2 : Vì sao Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 tháng 5/1941 có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của cách mạng tháng Tám?
A. Chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
C. Củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân
D. Xác định khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
- Câu 3 : Lãnh đạo phong trào Cần Vương là thành phần nào ?
A. Gồm văn thân sĩ phu yêu nước.
B. Địa chủ.
C. Nông dân.
D. Quan lại.
- Câu 4 : Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:1. Cao trào kháng Nhật cứu nước
A. 3 – 4 – 2 - 1
B. 4 – 1 – 3 - 2
C. 1 – 3 – 2 - 4
D. 2 – 3 – 4 - 1
- Câu 5 : Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI là gì?
A. Chiến tranh xung đột ở nhiều nơi.
B. Nguy cơ cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên.
C. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành.
D. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Câu 6 : Những biện pháp đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai có tác dụng như thế nào?
A. làm thất bại âm mưu cấu kết với quân Anh, quân Pháp ở Miền Nam hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ.
B. kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
C. chính quyền cách mạng vẫn giữ vững và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
D. hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền của chúng.
- Câu 7 : Nội dung nào sau đây là ý nghĩa phong trào đồng khởi 1959-1960?
A. Tiêu diệt đế quốc Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm.
B. Mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. Chuyển cách mạng miền nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công.
D. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
- Câu 8 : Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai.
A. Anh.
B. I-ta-li-a.
C. Đức
D. Pháp
- Câu 9 : Phong trào Yên Thế là do
A. Triều đình tổ chức.
B. Các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại.
C. Phong trào Cần Vương khởi xướng.
D. Nông dân tự động đứng lên kháng chiến.
- Câu 10 : Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là.
A. do phong trào công nhân thế giới và trong nước phát triển.
B. do phong trào đấu tranh của nhân dân.
C. phản ánh khách quan cuộc vân động giải phóng bằng con đường cách mạng vô sản.
D. do con đường cách mạng tư sản thất bại.
- Câu 11 : Việt Nam ký Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương là do.
A. căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp, ta không thể đánh bại Pháp về quân sự.
B. căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng
C. sự chi phối của Trung Quốc, muốn biến Việt Nam là bước đệm chống lại sự ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á.
D. sự chi phối của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
- Câu 12 : Tại sao Đảng lại thay đổi chủ trương đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936-1939?
A. Do thực dân Pháp đàn áp.
B. Sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh.
C. Do Đảng phải đi vào hoạt động bí mật.
D. Do chính sách của mặt trận nhân dân Pháp.
- Câu 13 : Đảng của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1923 là
A. Đảng lập hiến
B. Nam phong.
C. Trung bắc tân văn.
D. Hội phục viên
- Câu 14 : Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử với Cách Mạng Việt Nam?
A. Đó là khuynh hướng của nước mới.
B. Mở ra thời kỳ độc lập tự do cho cách mạng Việt Nam.
C. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản.
- Câu 15 : Năm 1989, Mĩ và Liên Xô đã cùng tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh lạnh là do.
A. Cuộc "chiến tranh lạnh" mà Mĩ và Liên Xô tham gia bị thế giới lên án.
B. Liên Xô không đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục chạy đua vũ trang.
C. Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới
D. Mĩ và Liên Xô đều suy giảm thế mạnh trước sự vươn lên của trung tâm Tây Âu và Nhật Bản.
- Câu 16 : Lý do Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1945?
A. quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn nhiều nơi ở Hà Nội
B. Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
C. tấn công Nam Bộ và Nam Trung Bộ
D. khiêu khích tiến công ta ở Lạng Sơn, Hải Phòng
- Câu 17 : Thắng lợi trong chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954 của ta đã đánh dấu kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản là do
A. Mĩ viện trợ giúp Pháp không kịp thời
B. địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta
C. ta giành quyền chủ động liên tiếp trên chiến trường
D. do hậu phương của Pháp ở xa
- Câu 18 : Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô từ đồng minh chuyển sang đối đầu?
A. Đối lập kinh tế.
B. Đối lập quân sự.
C. Đối lập mục tiêu, chiến lược.
D. Đối lập chính trị.
- Câu 19 : Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh xác định từ sau sự kiện.
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp.
- Câu 20 : Từ năm 1919-1930 công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là công lao nào?
A. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
B. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước
D. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản.
- Câu 21 : Chủ trương "vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã góp phần
A. thúc đẩy sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
B. lôi kéo tay sai và quân đội Pháp đi theo cách mạng.
C. thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát sang tự giác
D. thúc đẩy sự phân hóa của Việt Nam quốc dân Đảng.
- Câu 22 : Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đã chứng tỏ điều gì?
A. Mục tiêu khởi nghĩa không phù hợp với nhân dân
B. Giai cấp tư sản Việt Nam chưa thống nhất chủ trương khởi nghĩa.
C. Sự thất bại hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa đúng thời cơ.
- Câu 23 : Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất khiến Pháp tăng cường qui mô và tốc độ khai thác lần hai?
A. Vơ vét nguyên nhiên liệu.
B. Pháp tham gia chiến tranh và bị thiệt hại nặng nề.
C. Khai thác nguồn nhân công.
D. Khai thác thị trường.
- Câu 24 : Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa vào thời gian.
A. Năm 1982
B. Năm 1985
C. Năm 1986
D. Năm 1978
- Câu 25 : Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại nhất của Mĩ là gì?
A. CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, trải dài Đông Âu đến châu Á.
B. Nhật Bản và Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Liên Xô đã chế tạo thành công bom Nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
- Câu 26 : Đâu không phải là vấn đề quan trọng, cấp bách với các nước đồng minh tại hội nghị Ianta?
A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- Câu 27 : Vì sao ta quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?
A. Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Điện Biên Phủ.
B. Có ý nghĩa chính trị và quân sự quan trọng.
C. Có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á.
D. Pháp và Mĩ coi đây là" một pháo đài bất khả xâm phạm".
- Câu 28 : Quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập.
A. In-đô-nê-xi-a
B. Lào
C. Cam-pu-chia.
D. Việt Nam.
- Câu 29 : “Người Việt Nam ta giữ vững trong tim lời thề. Mười chín tháng Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa. Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam”.Những câu hát sau của nhạc sĩ Xuân Oanh nói về sự kiện gì?
A. Giải phóng thủ đô.
B. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công.
D. Nhân dân Hà Nội đánh tan cuôc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ.
- Câu 30 : Để tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tính từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương.
A. tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc
B. kiên quyết cầm súng chống Pháp xâm lược
C. chủ động đàm phán với Pháp
D. mượn tay Pháp đuổi quân Trung Hoa Dân quốc
- Câu 31 : Bản chất của mối quan hệ ASEAN và 3 nước Đông Dương từ năm 1967 đến 1979.
A. Chuyển từ đối dầu sang đối thoại.
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
C. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương chống Mĩ
D. Đối đầu căng thẳng.
- Câu 32 : Thắng lợi nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp?
A. Biên giới thu đông 1950.
B. Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị 1946.
D. Việt Bắc- thu đông 1947.
- Câu 33 : Quốc gia nào là quốc gia khởi đầu cho Cách Mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai?
A. Mĩ.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Anh.
- Câu 34 : Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là.
A. tiếp tục thống trị Việt Nam lâu dài
B. muốn xoay đổi cục diện chiến tranh
C. kết thúc chiến tranh trong danh dự
D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
- Câu 35 : Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Xây dựng khối liên minh và mặt trận thống nhất.
B. Về công tác tư tưởng.
C. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng cho tổng khởi nghĩa.
D. Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
- Câu 36 : Sau bao nhiêu năm từ 1975 Mĩ chính thức bình thường quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
A. 20 năm
B. 30 năm
C. 10 năm
D. 40 năm
- Câu 37 : Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc khi
A. phát xít Italia bị sụp đổ.
B. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật.
D. phát xít Đức bị tiêu diệt.
- Câu 38 : Đâu không phải là một tính chất trong phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Rộng lớn
B. Quyết liệt.
C. Triệt để.
D. Dân chủ
- Câu 39 : Mục tiêu bao quát nhất của Mĩ sau chiến tranh lạnh là gì?
A. Sử dụng khẩu hiệu dân chủ.
B. Khôi phục nền kinh tế Mĩ.
C. Chi phối, lãnh đạo thế giới.
D. Bảo đảm an ninh, sẵn sàng chiến đấu.
- Câu 40 : Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười 1917 đối với nước Nga quan trọng nhất là
A. đưa người dân lên làm chủ đất nước.
B. thay đổi cục diện chính trị thế giới.
C. mở đường cho phong trào đấu tranh thế giới.
D. mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12