Đề ôn tập HK1 môn Hóa 9 năm học 2019-2020 Trường T...
- Câu 1 : Oxit axit có những tính chất hóa học nào sau đây
A. Tác dụng với oxit bazơ, kiềm, nước
B. Tác dụng với nước, axit ,oxit bazơ
C. Tác dụng với kiềm, nướ , axit
D. Tác dụng với nước, axit, kiềm
- Câu 2 : Giấm ăn có tính axit vậy giấm có pH là:
A. pH < 7
B. pH = 7
C. pH > 7
D. 7 < pH < 9
- Câu 3 : Dung dịch NaOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
- Câu 4 : Chất nào sau đây còn có tên gọi là muối ăn?
A. KNO3.
B. NaCl
C. CuSO4.
D. CaCO3
- Câu 5 : Sắt bị nam châm hút là do
A. Sắt là kim loại nặng.
B. Sắt có từ tính.
C. Sắt có màu trắng.
D. Sắt có tính dẫn điện
- Câu 6 : Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là
A. Đồng .
B. Lưu huỳnh.
C. Thuỷ ngân .
D. Kẽm.
- Câu 7 : Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần là:
A. Na , Mg , Zn
B. Al , Zn , Na
C. Mg , Al , Na
D. Pb , Ag , Mg
- Câu 8 : Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
A. Lỏng và khí.
B. Rắn và lỏng.
C. Rắn và khí.
D. Rắn, lỏng, khí.
- Câu 9 : Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là:
A. C, S, Cl2
B. P, C ,S
C. H2, Cl2 ,C
D. C, P ,Cl2
- Câu 10 : Hòa tan 4,8 g Mg vào dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 33,6 lít
D. 44,8 lít
- Câu 11 : Chất tác dụng được với nước tạo thành dung dịch làm quì tím hoá đỏ là:
A. Na2O , SO2
B. P2O5 , SO3
C. K2O , N2O3
D. SO2 , CO
- Câu 12 : Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi không tạo thêm kết tủa nữa thì dừng. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì chất rắn thu được là:
A. Cu
B. Cu(OH)2
C. CuO
D. Tất cả đều sai
- Câu 13 : Dãy chất nào sau đây có các chất đều phản ứng với dung dịch Axit clohyđric:
A. CuO , Cu , Fe
B. Fe2O3 , Fe, Cu
C. Cu , Fe2O3 , CuO
D. Fe , Fe2O3 , CuO
- Câu 14 : Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. BaO và H2SO4
B. Ba(OH)2 và H2SO4
C. BaCO3 và H2SO4
D. BaCl2 và H2SO4
- Câu 15 : Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hoá học
A. Pb , Fe , Ag , Cu
B. Fe , Pb , Ag , Cu
C. Ag , Cu , Pb , Fe
D. Ag , Cu , Fe , Pb
- Câu 16 : Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa:
A. Na2O và H2SO4
B. Na2SO4 và BaCl2
C. NaOH và H2SO4
D. NaOH và MgCl2
- Câu 17 : Axit sunfuric đặc, dư tác dụng với 10 gam hỗn hợp CuO và Cu thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng ( gam) của CuO và Cu trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 3,6 và 6,4
B. 6,8 và 3,2
C. 0,4 và 9,6
D. 4,0 và 6,0
- Câu 18 : Oxit của một nguyên tố có hóa trị (II), chứa 20% Oxi về khối lượng. Hỏi nguyên tố đó là nguyên tố nào sau đây:
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Cu
- Câu 19 : Nung hỗn hợp gồm hai muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76 g hai oxit và 33,6 lít khí CO2 (đktc).Khối lượng hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 140g
B. 150g
C. 142g
D. 162g
- Câu 20 : Tìm công thức của của hợp chất có thành phần : 28% Na; 33% Al; 39% O.
A. NaAlO
B. NaAlO2
C. NaO
D. Kết quả khác
- Câu 21 : Cho 5,4 g một kim loại hóa trị (III) tác dụng với Clo có dư thu được 26,7g muối. Xác định kim loại đem phản ứng. Xác định kim loại đem phản ứng.
A. Cr
B. Al
C. Fe
D. Kết quả khác
- Câu 22 : Cho lá Sắt có khối lượng 8,4 gam vào dung dịch Đồng sunfat. Sau một thời gian nhấc lá Sắt ra, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá Sắt là 18 g. Khối lưọng muối sắt tạo thành trong dung dịch là:
A. 30,4g
B. 22,8g
C. 23g
D. 25g
- Câu 23 : Cho 10 hỗn hợp bột các kim loại Kẽm và Đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Thành phần phần trăm theo khối lượng của kẽm và đồng trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 35% và 65%
B. 40,8% và 58,2%
C. 72,2% và 27,8%
D. 70,2% và 29,8%
- Câu 24 : Nhôm phản ứng được với :
A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi.
B. Khí clo, axit, oxit bazơ, khí hidro.
C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm.
D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat.
- Câu 25 : Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với
A. dung dịch NaOH dư.
B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. dung dịch HCl dư.
D. dung dịch HNO3 loãng .
- Câu 26 : Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì
A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội.
B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.
C. nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.
D. chỉ có sắt bị nam châm hút.
- Câu 27 : Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại
A. Ag, Cu.
B. Au, Pt.
C. Au, Al.
D. Ag, Al.
- Câu 28 : Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất nào sau đây?
A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3.
B. Na2SO4 và K2SO4.
C. Na2SO4 và BaCl2.
D. Na2CO3 và K3PO4.
- Câu 29 : Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là
A. K2SO4.
B. Ba(OH)2 .
C. NaCl.
D. NaNO3.
- Câu 30 : Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là
A. Na2O, SO3 , CO2 .
B. K2O, P2O5, CaO.
C. BaO, SO3, P2O5.
D. CaO, BaO, Na2O.
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime