Đề thi HK2 môn Vật lý 12 năm 2020 trường THPT Phan...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mẫu nguyên tử Bo?
A. Nguyên tử bức xạ khi chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích.
B. Trong các trạng thái dừng, động năng của êlectron trong nguyên tử bằng không.
C. Khi ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có năng lượng cao nhất.
D. Trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì bán kính quỹ đạo của êlectron càng lớn
- Câu 2 : Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze là ánh sáng trắng.
B. Tia laze có tính định hướng cao.
C. Tia laze có tính kết hợp cao.
D. Tia laze có cường độ lớn.
- Câu 3 : Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng
A. số prôton.
B. số nơtron
C. số nuclon
D. khối lượng nguyên tử
- Câu 4 : Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là
A. lực tĩnh điện.
B. lực hấp dẫn.
C. lực điện từ.
D. lực lương tác mạnh.
- Câu 5 : Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân là
A. năng lượng liên kết.
B. năng lượng liên kết riêng.
C. số hạt prôlôn.
D. số hạt nuclôn.
- Câu 6 : Tia phóng xạ không bị lệch hướng trong điện trường là
A. tia \(\alpha \)
B. tia \({\beta ^ + }\)
C. tia \(\gamma \)
D. tia \({\beta ^ - }\)
- Câu 7 : Pôlôni \({}_{84}^{210}{P_o}\) phóng xạ theo phương trình: \({}_{84}^{210}{P_o}\) → \({}_Z^A{X_{}}\) + \({}_{82}^{206}{p_b}\) . Hạt X là
A. \({}_{ - 1}^0{e_{}}\)
B. \({}_{ 1}^0{e_{}}\)
C. \({}_2^4He\)
D. \({}_2^3{H_{}}\)
- Câu 8 : Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng
A. điện - phát quang.
B. hóa - phát quang
C. nhiệt - phát quang.
D. quang - phát quang.
- Câu 9 : Hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\) có
A. 11 prôtôn và 24 nơtron.
B. 13 prôtôn và 11 nơtron.
C. 24 prôtôn và 11 nơtron.
D. 11 prôtôn và 13 nơtron.
- Câu 10 : Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35 \(\mu m\). Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là
A. 0,1mm
B. 0,2mm
C. 0,3mm
D. 0,4mm
- Câu 11 : Một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, hấp thụ một phôtôn có năng lượng 2εo và chuyển lên trạng thái dừng ứng với quỹ đạo N của êlectron. Từ trạng thái này, nguyên tử chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn thì có thể phát ra phôtôn có năng lượng lớn nhất là
A. 3εo.
B. 2εo.
C. 4εo.
D. εo
- Câu 12 : Trong không khí, khi chiếu ánh sáng có bước sóng 550 nm vào một chất huỳnh quang thì chất này có thể phát ra ánh sáng huỳnh quang có bước sóng là
A. 480 nm.
B. 540 nm.
C. 650 nm.
D. 450 nm.
- Câu 13 : Theo mẫu nguyên tử Bo, nguyên tử hiđrô tồn tại ở các trạng thái dừng có năng lượng tương ứng là EK = − 144E, EL = − 36E, EM = − 16E, EN = − 9E,... (E là hằng số; E > 0). Khi một nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng EN về trạng thái dừng có năng lượng EK thì phát ra một phôtôn có năng lượng
A. 135E.
B. 128E.
C. 7E.
D. 9E.
- Câu 14 : Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng mol của \({}_{13}^{27}Al\) là 27 g/mol. Số prôtôn (prôton) có trong 5,4 gam \({}_{13}^{27}Al\) là
A. 6,826.1022.
B. 8,826.1022.
C. 1,565.1024.
D. 7,826.1022.
- Câu 15 : Sự phân hạch của hạt nhân urani \({}_{92}^{235}U\) khi hấp thụ một nơtron chậm xảy ra theo nhiều cách. Mộttrong các cách đó được cho bởi phương trình \({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{54}^{140}Xe + {}_{38}^{94}Sr + k{}_0^1n\). Số nơtron được tạo ra trong phản ứng này là k và bằng bao nhiêu?
A. k = 3.
B. k = 6.
C. k = 4.
D. k = 2
- Câu 16 : Một hạt đang chuyển động với tốc độ bằng 0,758 lần tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối hẹp của Anhx-tanh, động năng Wđ của hạt và năng lượng nghỉ E0 của nó liên hệ với nhau bởi hệ thức
A. Wđ =\(\frac{{3{E_0}}}{{5}}\)
B. Wđ =\(\frac{{8{E_0}}}{{15}}\)
C. Wđ =\(\frac{{8{E_0}}}{{7}}\)
D. Wđ =\(\frac{{2{E_0}}}{{13}}\)
- Câu 17 : Cho hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) (Nhôm) có mAl = 26,9972u. Tính độ hụt khối của hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\). Biết khối lượng proton là mP = 1,0073u, khối lượng notron là mn = 1,0087u.
A. Δm = 0,1295u
B. Δm = 0,0295u
C. Δm = 0,2195u
D. Δm = 0,0925u
- Câu 18 : Phản ứng hạt nhân sau \({}_3^7Li + {}_1^1H \to {}_2^4He + {}_2^4He\). Biết khối lượng các hạt : mLi = 7,0144u; mH = 1,0073u; mHe = 4,0015u, 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng toả ra trong phản ứng sau là
A. 7,26 MeV
B. 17,42 MeV
C. 12,6 MeV
D. 17,25 MeV.
- Câu 19 : Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz.Biết công suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,15 W .Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong mỗi giây là
A. 3,02.1017.
B. 7,55.1017.
C. 4,53.1017.
D. 6,04.1017.
- Câu 20 : Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Lấy \({r_0} = 5,{3.10^{--11}}{\rm{ }}m;{\rm{ }}{m_e} = 9,{1.10^{--31}}{\rm{ }}kg;{\rm{ }}k = {9.10^9}{\rm{ }}N.{m^2}/{C^2}\) và \(e = 1,{6.10^{--19}}{\rm{ }}C\). Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng P, quãng đường mà êlectron đi được trong thời gian 10-8s là
A. 12,6 mm
B. 14,58 mm.
C. 3,64 mm.
D. 7,29 mm.
- Câu 21 : Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 34,8.1018 phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,53 J. Lấy h =6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Giá trị của λ xấp xĩ là
A. 589 nm.
B. 683 nm.
C. 485 nm.
D. 489 nm.
- Câu 22 : Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, số hạt còn lại là \(\frac{{{N_0}}}{{3}}\). Sau 2 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là
A. \(\frac{{{N_0}}}{{27}}\)
B. \(\frac{{{N_0}}}{{15}}\)
C. \(\frac{{{N_0}}}{{16}}\)
D. \(\frac{{{N_0}}}{{9}}\)
- Câu 23 : Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức En = \(\frac{{ - 13,6}}{{{n^2}}}\)(eV); n = 1, 2, 3.... Biết hằng số Plank h = 6,625.10-34 Js , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Nếu nguyên tử hiđrô hấp thụ một photon có năng lượng 2,856 eV thì bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra là
A. 97,4 nm
B. 48,70 nm
C. 91,32 nm
D. 95,13 nm
- Câu 24 : Rađi \({}_{88}^{226}Ra\) là nguyên tố phóng xạ α. Một hạt nhân \({}_{88}^{226}Ra\) đang đứng yên phóng ra hạt α và biến đổi thành hạt nhân con Y. Biết động năng của hạt α là 4,5 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân (tính theo đơn vị u) bằng số khối của nó. Giả sử phóng xạ này không kèm theo bức xạ gamma. Năng lượng tỏa ra trong phân rã này là
A. 4,58 MeV.
B. 254,25 MeV.
C. 4,42 MeV.
D. 9,0 MeV.
- Câu 25 : Hạt nhân X phóng xạ biến đổi thành hạt nhân bền Y. Ban đầu (t = 0), có một mẫu chất X nguyên chất. Tại thời điểm t1 và t2, tỉ số giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X ở trong mẫu tương ứng là 1,5 và 2 . Tại thời điểm t3 = 3t1 + 4t2, tỉ số đó là
A. 53,625.
B. 575,625.
C. 1625,625.
D. 1264,625.
- Câu 26 : Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang – phát quang?
A. Sự phát sáng của con đom đóm.
B. Sự phát sáng của đèn dây tóc,
C. Sự phát sáng của đèn ống thông thường.
D. Sự phát sáng của đèn LED.
- Câu 27 : Hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\) có
A. 11 prôtôn và 24 nơtron.
B. 13 prôtôn và 11 nơtron.
C. 24 prôtôn và 11 nơtron.
D. 11 prôtôn và 13 nơtron.
- Câu 28 : Hai hạt nhân đồng vị là hai hạt nhân có
A. cùng số nuclôn và khác số prôtỏn.
B. cùng số prôtôn và khác số notron.
C. cùng số notron và khác số nuclon.
D. cùng số notron và cùng số prỏtôn.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất