Bài tập Sóng cơ và Sóng âm mức độ nhận biết có lời...
- Câu 1 : Để phân loại sóng ngang và sóng dọc, ta căn cứ vào
A. môi trường truyền sóng và phương truyền sóng.
B. tốc độ lan truyền sóng và phương truyền sóng.
C. phương dao động của phần tử môi trường và phương ngang.
D. phương dao động của phần tử môi trường và phương truyền sóng.
- Câu 2 : Trong sóng cơ, chu kì sóng là T, bước sóng là tốc độ truyền sóng là v. Hệ thức đúng là
A.
B.
C.
D.
- Câu 3 : Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động
A. cùng tần số, cùng phương.
B. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
D. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
- Câu 4 : Sóng ngang là sóng
A. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.
D. luôn lan truyền theo phương nằm ngang.
- Câu 5 : Đơn vị đo của mức cường độ âm là
A. Oát trên mét (W/m).
B. Jun trên mét vuông
C. Oát trên mét vuông
D. Ben (B).
- Câu 6 : Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là đặc trưng sinh lý của âm?
A. Năng lượng.
B. Cường độ âm.
C. Mức cường độ âm
D. Âm sắc.
- Câu 7 : Khẳng định nào sau đây là đúng: Cho 2 nguồn sóng dao động ngược pha. Biên độ của sóng tổng hợp đạt giá trị
A. Cực đại chỉ khi hiệu khoảng cách từ điểm đang xét đến 2 nguồn là số chẵn bước sóng
B. Cực tiểu khi hiệu khoảng cách từ điểm đang xét đến 2 nguồn là số lẻ bước sóng
C. Cực tiểu khi hiệu khoảng cách từ điểm đang xét đến 2 nguồn là số lẻ nửa bước sóng
D. Cực đại chỉ khi hiệu khoảng cách từ điểm đang xét đến 2 nguồn là số lẻ nửa bước sóng
- Câu 8 : Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp nhau bằng
A. Hai lần bước sóng
B. một bước sóng
C. một nửa bước sóng
D. một phần tư bước sóng
- Câu 9 : Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có
A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha
B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi
C. Cùng tần số và cùng pha
D. Cùng tần số và hiệu pha không đổi
- Câu 10 : Khi nói về sóng siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng siêu âm có thể truyền được trong chất rắn
B. Sóng siêu âm có thế bị phản xạ khi gặp vật cản
C. Sóng siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20kHZ.
- Câu 11 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa nút sóng và bụng sóng liên tiếp bằng
A. Một phần tư bước sóng
B. hai lần bước sóng
C. một bước sóng
D. Một nửa bước sóng
- Câu 12 : Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí , một học sinh đo được bước sóng của sóng âm là 75 ± 1 cm, tần số dao động của âm thoa là 440 ± 10 Hz. Tốc độ truyền âm tại nơi làm thí nghiệm là
A. 330,0 ± 11,9 m/s
B. 330,0 ± 11,0 m/s
C. 330 ± 11 cm/s
D. 330 ± 11,9 cm/s
- Câu 13 : Năng lượng của sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian, qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền được gọi là
A. độ to của âm.
B. năng lượng âm.
C. cường độ âm.
D. mức cường độ âm.
- Câu 14 : Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
A. λ = vf.
B. λ = 2vf.
C. λ = v/f.
D. λ = 2v/f.
- Câu 15 : Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500 Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. v = 400 m/s.
B. v = 16 m/s.
C. v = 6,25 m/s.
D. v = 400 cm/s.
- Câu 16 : Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
C. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
- Câu 17 : Một sóng cơ học truyền theo trục Ox với phương trình sóng tại một điểm có tọa độ x là , trong đó tính đơn vị mét và t tính theo đơn vị giây. Tốc độ truyền sóng là
A. 150 cm/s
B. 200 cm/s
C. 150 m/s
D. 200 m/s
- Câu 18 : Trong bài hát “Tiếng đàn bầu “ của nhạc sỹ Nguyễn Đình Phúc có đoạn: Tiếng đàn bầu của ta cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha, ngân nga em vẫn hát, tích tịch tình tang . “Thanh” và “trầm” ở đây nói đến đặc trưng nào của âm?
A. Độ cao
B. Âm sắc
C. Độ to
D. Cường độ âm
- Câu 19 : Đối với sóng âm, khi cường độ âm tăng lên 2 lần thì mức cường độ âm tăng thêm
A. 2 dB
B. 102 dB
C. lg2 dB
D. 10lg2 dB
- Câu 20 : Hai âm có cùng độ cao là hai âm có
A. cùng bước sóng.
B. cùng biên độ.
C. cùng cường độ âm.
D. cùng tần số.
- Câu 21 : Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, nó phụ thuộc vào:
A. Chỉ phụ thuộc vào tần số các họa âm và biên độ các họa âm
B. Chỉ phụ thuộc vào biên độ các họa âm
C. Tần số các họa âm, biên độ các họa âm và số lượng các họa âm do nguồn phát ra
D. Chỉ phụ thuôc̣ vào tần số các họa âm
- Câu 22 : Khi sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi:
A. Bước sóng
B. Năng lượng
C. Vận tốc
D. Tần số
- Câu 23 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó bằng
A. một phần tư bước sóng
B. một bước sóng
C. hai bước sóng
D. nửa bước sóng
- Câu 24 : Khi sóng truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. Tần số của sóng không thay đổi
B. chu kỳ của sóng tăng
C. bước sóng của sóng không thay đổi
D. bước sóng giảm
- Câu 25 : Mức cường độ âm là L = 5,5 dB. So với cường độ âm chuẩn I0 thì cường độ âm tại đó bằng
A. 25 I0
B. 3,548 I0
C. 3,163 I0
D. 2,255 I0
- Câu 26 : Khi sóng cơ truyền trên sợi dây bị phản xạ tại đầu cố định thì
A. tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới
B. sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ
C. sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
D. tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới
- Câu 27 : Sóng ngang là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường
A. luôn hướng theo phương thẳng đứng
B. trùng với phương truyền sóng
C. luôn hướng theo phương nằm ngang
D. vuông góc với phương truyền sóng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất