Đề kiểm tra hết học kỳ I vật lý 11 trường THPT chu...
- Câu 1 : Nếu ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3 (V) thành một bộ nguồn, thì bộ nguồn không thể có giá trị suất điện động nào?
A 3 (V)
B 5 (V)
C 9 (V)
D 6 (V)
- Câu 2 : Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, khi điện trở mạch ngoài là R1 = 2Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 = 2A. Khi điện trở mạch ngoài là R2 = 3Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài là 4,5 V. Giá trị của E và r là:
A . E = 6V; r = 0,5Ω.
B E = 4,5V, r = 1Ω.
C E = 6V; r = 1Ω
D E = 4V; r = 0,5Ω.
- Câu 3 : Một bóng đèn loại 3V – 6W mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E = 3 (V) và điện trở trong r = 0,5 (Ω). Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn có giá trị
A 2,25 (V).
B 2 (V).
C 3 (V).
D 1,5 (V)
- Câu 4 : Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng điện phân
A Mạ điện, đúc điện.
B Luyện nhôm.
C Điều chế Clo.
D Khoan cắt kim loại
- Câu 5 : Các vật liệu ở trạng thái siêu dẫn khi đã có sự giảm đột ngột về 0 của
A điện trở suất.
B Nhiệt độ tuyệt đối.
C năng lượng.
D Nhiệt dung riêng
- Câu 6 : Có 3 điện trở R1 = 2 Ω; R2 = 3 Ω; R3 = 6 Ω. Chọn cách mắc để được bộ điện trở tương đương có giá trị lớn nhất trong các cách mắc sau.
A R3 nối tiếp cụm (R2 // R1)
B R1 nối tiếp cụm (R2 // R3 )
C R1 // cụm (R2 nối tiếp R3 )
D 3 điện trở song song.
- Câu 7 : Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với.
A Cường độ dòng điện trong mạch.
B Hiệu điện thế hai đầu vật dẫn
C Thời gian dòng điện chạy qua mạch.
D Nhiệt độ của vật dẫn trong mạch
- Câu 8 : Một bàn là dùng điện 220V. Thay đổi giá trị điện trở của cuộn dây trong bàn là để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi bằng cách
A giảm 4 lần.
B tăng gấp đôi.
C giảm 2 lần.
D tăng 4 lần
- Câu 9 : Một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua , đại lượng đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt trên vật dẫn là:
A Công suất tỏa nhiệt.
B Công của dòng điện
C Điện năng tiêu thụ.
D Nhiệt lượng tỏa ra
- Câu 10 : Điện phân một dung dịch bằng bình điện phân có hiện tượn dương cực tan với dòng điện 8A trong 16 phút 5 giây thì được 2,56 (g) chất giải phóng ở điện cực, biết hóa trị chất đó là 2. Kim loại dùng làm anot của bình điện phân là:
A kẽm.
B đồng.
C sắt.
D Niken
- Câu 11 : Người sử dụng ô tô, xe máy chỉ nên ấn công tắc khởi động hoặc bóp còi khoảng vài giây và không quá hai, ba lần vì
A điện trở mạch tăng đột ngột
B Acquy xe mau hỏng do đoản mạch
C Nhiệt độ trong động cơ sẽ tăng đột ngột
D Cầu trì dễ bị đứt
- Câu 12 : Một dòng điện không đổi có cường độ I = 4,8 A chạy qua một dây kim loại. Số electron qua tiết diện thẳng của dây trong thời gian 2s là
A n = 2,4.1019.
B n = 3.1019
C n = 6.1019 .
D n = 2,4.1018
- Câu 13 : Một nguồn có E = 3 V. r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1 Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là
A 3,5W
B 2,25 W.
C 4,5W.
D 3W.
- Câu 14 : Trong hiện tượng điện phân, tỉ số A/n được gọi là:
A đương lượng điện hóa.
B đương lượng gam
C hằng số Faraday
D khối lượng mol
- Câu 15 : : Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C) , q2 = -5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 (cm), cách q2 15 (cm) là:
A E = 16000 (V/m).
B E = 20000 (V/m).
C E = 1,600 (V/m).
D E = 2,000 (V/m)
- Câu 16 : Có hai điện tích q1 và q2 , chúng đẩy nhau. Kết luận đúng nhất là
A . q1.q2 < 0.
B q1 > 0; q2 <0
C q1.q2 >0.
D q1 <0; q2 >0
- Câu 17 : Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là
A Cb = C/2.
B Cb = C/4.
C Cb = 2C.
D Cb = 4C
- Câu 18 : Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
A Bản chất của hai bản tụ.
B Chất điện môi giữa hai bản tụ
C Khoảng cách giữa hai bản tụ.
D Hình dạng, kích thước của hai bản tụ
- Câu 19 : Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động
A theo một quỹ đạo bất kì.
B vuông góc với đường sức điện trường
C dọc theo chiều của đường sức điện trường.
D Ngược chiều đường sức điện trường.
- Câu 20 : Hai điện tích điểm q1 = +3μC và q2 = -3μC, đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A lực đẩy với độ lớn F = 90 (N)
B lực đẩy với độ lớn F = 45 (N)
C Lực hút với độ lớn F = 90 (N)
D lực hút với độ lớn F = 45 (N)
- Câu 21 : Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là
A q = 5.10-4 (C).
B q = 5.10-2 (μC).
C q = 5.104 (μC)
D q = 5.104 (nC)
- Câu 22 : Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích theo đường cong kín có giá trị
A lớn hơn không.
B luôn khác không
C nhỏ hơn không.
D bằng không
- Câu 23 : Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng
A E = UMN.d
B UMN = VM – VN .
C AMN = q.UMN .
D UMN = E.d
- Câu 24 : Phát biểu về tính chất của các đường sức điện không đúng là
A Tại một điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua
B Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
C Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm
D Các đường sức là các đường cong không kín
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp