Đề thi thử THPTQG 2019 môn Lịch sử trường THPT Chu...
- Câu 1 : Ngày 12/4/1944, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc kháng chiến toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cuộc kháng chiến trên đây diễn ra trong bối cảnh nào?
A Khi nhân dân Việt Nam chưa có chính quyền cách mạng
B Khi nhân dân Việt Nam đã có chính quyền cách mạng
C Khi nước Việt Nam mới đang dần hình thành
D Khi các lực lượng đồng minh đang chuẩn bị vào Việt Nam
- Câu 2 : Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam về
A địa hình tác chiến.
B loại hình chiến dịch.
C đối tượng tác chiến.
D lực lượng chủ yếu.
- Câu 3 : Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mỹ đó là
A ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
B ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
C ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
D ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.
- Câu 4 : Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
A Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B Hội Hưng Nam.
C Việt Nam Quốc dân Đảng.
D Hội Phục Việt.
- Câu 5 : “Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Nguyễn Ái Quốc). Câu nói trên thể hiện điều gì?
A Đảng ra đời đánh dấu giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp độc lập
B Đảng ra đời chứng tỏ phong trào công nhân đã có sự chuyển biến về chất
C Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân đã giành quyền lãnh đạo cách mạng
D Không có sự ra đời của Đảng thì không có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
- Câu 6 : Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương chính trị” (10/1930) là đều
A xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
B xác định đúng đắn khả năng của tiểu tư sản đối với cách mạng.
C xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo.
D xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
- Câu 7 : Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava?
A Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954
C Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
D Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 8 : “Hành lang Đông- Tây” được Pháp thiết lập trong kế hoạch Rơve (13/5/1949) gồm
A Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La
B Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang, Lai Châu
C Nam Định, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn
D Nam Định, Hà Nội, Lạng Sơn, Tuyên Quang
- Câu 9 : Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch
A Đánh chiếm Bắc Kì.
B Đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì.
C Đánh lâu dài
D “Chinh phục từng gói nhỏ”
- Câu 10 : Ngày 14/4/2018, Mĩ và đồng minh bắn hơn 100 quả tên lửa vào Siri với lí do quân đội của chính phủ Siri sử dụng vũ khí hóa học ở Đuma mặc dù chưa có bằng chứng xác thực. Hành động trên đây của Mĩ và đồng minh Mĩ chứng tỏ
A Sự thi hành chính sách áp đảo và cường quyền của Mĩ
B Mĩ có trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới
C Mĩ thể hiện trách nhiệm chống sử dụng vũ khí hóa học
D Chính sách “cây gậy và củ cà rốt” của Mĩ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12