Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử - Đề số 19 (C...
- Câu 1 : Mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ đại hội đảng VI (2-1986) là
A Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
B Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất.
C Hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D Bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Câu 2 : Chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?
A Hiệp ước Patơnốt 1884.
B Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.
C Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
D Hiệp ước Hácmăng 1883.
- Câu 3 : Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương quy định lực lượng kháng chiến Lào tập trung ở hai tỉnh
A Xiêng Khoảng và Thà Khẹt
B Thà khẹt và Phongxalì
C Phongxalì và Sầm Nưa
D Sầm Nưa và Xiêng Khoảng
- Câu 4 : Dữ kiện nào không phải là nội dung của Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam?
A Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đội Sài Gòn trong 60 ngày.
B Hoa Kỳ cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam.
C Hai bên ngừng bắn, tiến hành trao đổi tù binh và dân thường bị bắt.
D Hoa Kỳ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Câu 5 : Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam (1975) đã
A Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.
B Đánh dấu chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước.
C Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
D Hạ nhiệt mối quan hệ giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
- Câu 6 : Nguyên nhân quyết định đưa tới thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là
A Các đại biểu cùng chung hệ tư tưởng vô sản.
B Sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc tế Cộng sản.
C Uy tín và năng lực của Nguyễn Ái Quốc.
D Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam.
- Câu 7 : Tháng 11 -1993, Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi được thông qua đã
A Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apanthai.
B Xóa bỏ hệ thống chính quyền cai trị của người da trắng.
C Đưa Nenxon Manila trở thành tổng thống ra đen đầu tiên.
D Lật đổ ách cai trị trong nhiều thế kỷ của thực dân Anh.
- Câu 8 : Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều lực lượng mới chủ yếu là do
A Những mâu thuẫn xã hội ngày càng phát triển sâu sắc.
B Sự phát triển song song của hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
C Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
D Sự xâm nhập của các thế hệ tư tưởng mới vào nước ta.
- Câu 9 : Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1941 so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1930
A Giai cấp lãnh đạo.
B Hình thức chính quyền.
C Nhiệm vụ cách mạng.
D Phương pháp đấu tranh.
- Câu 10 : Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập, các quốc gia không giành được độc lập hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp vì
A Không đi theo con đường cách mạng vô sản.
B Không biết tin Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
C Không có phong trào đấu tranh của nhân dân.
D Không có sự chuẩn bị chu đáo để chớp thời cơ.
- Câu 11 : Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1946 - 1949) ở Trung Quốc có điểm giống với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
B Diễn ra ở các thành thị và nông thôn.
C Không phải một cuộc cách mạng bạo lực.
D Đã lật đổ được chế độ phong kiến.
- Câu 12 : Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.
B Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất so với các phòng trào trước đó.
C Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là phân bộ độc lập.
D Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Câu 13 : Đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Mỹ là
A Trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất trên thế giới.
B Quốc gia dẫn đầu thế giới về dự trữ dầu mỏ.
C Một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
D Quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí nguyên tử.
- Câu 14 : Cuối năm 1974 đầu 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã dựa vào cơ sở nào để đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam?
A Thắng lợi nhanh chóng của chiến dịch Tây Nguyên 1975.
B Tương quan lực lượng thay đổi sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.
C Thắng lợi của quân dân miền Bắc “Điện Biên Phủ trên không” 1972.
D Tác động trực tiếp của chiến thắng đường chín Nam - Lào 1971.
- Câu 15 : Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm giống nhau về
A Phương pháp đấu tranh.
B Hình thức mặt trận.
C Giai cấp lãnh đạo.
D Nhiệm vụ trước mắt.
- Câu 16 : Âm mưu của thực dân Pháp khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) là để
A Có thêm thời gian chuẩn bị các điều kiện xâm lược Việt Nam.
B Thực hiện đúng các điều khoản trong hiệp ước Hoa - Pháp 1946.
C Có điều kiện thuận lợi tiến hành giải pháp phát xít Nhật.
D Giải quyết mối quan hệ Việt Pháp bằng con đường hoà bình.
- Câu 17 : Cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo
A Lao động.
B Thanh niên.
C Nhân dân.
D Nhành lúa.
- Câu 18 : Một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vào năm 1989 là
A Sự suy giảm thế mạnh của hai nước về nhiều mặt.
B Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, của Mỹ bị thu hẹp.
C Trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.
D Nền kinh tế hai nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
- Câu 19 : Năm 1961, Liên Xô phóng tàu Phương Đông với nhà du hành I. Gagarin
A Lần đầu tiên đưa người đặt chân lên mặt trăng.
B Tạo ra sự cân bằng tương đối về quân sự với Mỹ.
C Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.
D Mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Câu 20 : Hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng (7- 1936) đã quyết định thành lập?
A Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
- Câu 21 : Trong những năm 90 của thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mỹ, Nga trong các chương trình
A Vũ trụ quốc tế
B Công nghiệp điện hạt nhân
C Giáo dục - khoa học
D Vật liệu mới và năng lượng
- Câu 22 : Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam diễn ra theo những xu hướng nào?
A Phong kiến và dân chủ tư sản.
B Dân chủ tư sản và vô sản.
C Hợp pháp và bất hợp pháp.
D Bạo động và cải cách.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12