Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường...
- Câu 1 : Cho một nguồn điện có suất điện động x và điện trở trong r được mắc vào điện trở ngoài RN. Khi tăng RN và r lên 3 lần, thì cường độ dòng điện
A. không đổi.
B. tăng 9 lần.
C. giảm 3 lần.
D. tăng 3 lần.
- Câu 2 : Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là
A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải.
B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.
C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.
D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải.
- Câu 3 : Một electrôn chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364V/m. Electrôn xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106m/s đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không:
A. 6cm
B. 8cm
C. 9cm
D. 11cm
- Câu 4 : Dòng điện trong chất khí
A. Có cường độ dòng điện luôn luôn tăng khi hiệu điện thế tăng.
B. Luôn tồn tại khi trong chất khí có điện trường.
C. Là dòng chuyển dời có hướng của các phân tử, nguyên tử.
D. Là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron.
- Câu 5 : Một sợi dây nhôm có điện trở 122 W ở 500 C. Hệ số nhiết điện trở của nhôm là a = 4,4.10-3 K-1. Điện trở của sợi dây nhôm đó ở 00 C là
A. 75 W.
B. 86 W.
C. 90 W.
D. 100 W.
- Câu 6 : Trong Vật lý hạt nhân người ta hay dùng đơn vị năng lượng là eV. eV là năng lượng mà một electrôn thu được khi nó đi qua đoạn đường có hiệu điện thế 1V. Tính eV ra Jun, và vận tốc của electrôn có năng lượng 0,1MeV:
A. 1eV = 1,6.1019J
B. 1eV = 22,4.1024 J;
C. 1eV = 9,1.10-31J
D. 1eV = 1,6.10-19J
- Câu 7 : Một bộ ắcquy có suất điện động x=6 V. điện trở trong r=0,6 W. Người ta mắc nối tiếp với ắcquy một biến trở R để nạp điện. Biết nguồn điện nạp cho ắcquy có hiệu điện thế U=12 V, dòng điện chạy vào mạch là 2 A. Giá trị của biến trở là
A. R=1,2 W.
B. R=2,4 W.
C. R=2,0 W.
D. R=0,6 W.
- Câu 8 : Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = - 0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là:
A. E = 0 (V/m).
B. E = 5000 (V/m).
C. E = 10000 (V/m).
D. E = 20000 (V/m).
- Câu 9 : Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi có hằng số điện môi ε, điện dung được tính theo công thức:
A. \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.2\pi d}}\)
B. \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\)
C. \(C = \frac{{{{9.10}^9}.S}}{{\varepsilon .4\pi d}}\)
D. \(C = \frac{{{{9.10}^9}\varepsilon S}}{{4\pi d}}\)
- Câu 10 : Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Điện tích của bộ tụ điện là:
A. Qb = 3.10-3 (C).
B. Qb = 1,2.10-3 (C).
C. Qb = 1,8.10-3 (C).
D. Qb = 7,2.10-4 (C).
- Câu 11 : Chọn câu đúng. Hai điện tích điểm q1=2.10-6 C và q2=-8.10-6C lần lượt đặt tại A và B với AB=a=10cm. Xác định điểm M trên đường AB tại đó \({\vec E_2} = 4{\vec E_1}\) .
A. M nằm trong AB với AM = 2.5cm.
B. M nằm trong AB với AM = 5cm.
C. M nằm ngoài AB với AM = 2.5cm.
D. M nằm ngoài AB với AM = 5cm.
- Câu 12 : Nhận xét nào sau đây sai khi nói về điện trường:
A. Điện trường là dạng môi trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích và gắn liền với điện tích.
B. Điện trường đều là điện trường của nó tính chất của nó là như nhau tại mọi điểm.
C. Tính chất cơ bản của điện trườn là tác dụng lực điện lên điện tích thử đặt vào trong nó.
D. Đường sức điện trường là những đường vẽ trongkhông gian bắt đầu từ điện tích âm và kết thúc ở điện tích âm.
- Câu 13 : Chọn câu đúng. Tại A có điện tích điểm q1 ,tại B có điện tích điểm q2.Người ta tìm được môït điểm M mà tại đó điện trường bằng 0.M nằm trên đường thẳng nói A,B và ở gần A hơn B.Ta có thể nói được gì về các điện tích q1,q2
A. q1,q2 cùng dấu , \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|\)
B. q1,q2,khác dấu \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|\)
C. q1,q2 cùng dấu, \(\left| {{q_1}} \right| < \left| {{q_2}} \right|\)
D. q1,q2,khác dấu \(\left| {{q_1}} \right| < \left| {{q_2}} \right|\)
- Câu 14 : Nối cặp nhiệt điện có điện trở 0,8 W với một điện kế có điện trở 20 W thành một mạch kín. Nhúng một mối hàn của cặp nhiệt điện này vào nước đá đang tan và đưa mối hàn còn lại vào trong lò điện. Khi đó điện kế chỉ 1,6 mA. Biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là 52 mV/K. Nhiệt độ bên trong lò điện là
A. 9130 C.
B. 8130 C.
C. 6400 C.
D. 5400 C.
- Câu 15 : Tính chất cơ bản của điện trường là.
A. điện trường gây ra cường đọ điện trường tại mỗi điểm trong nó
B. điện trường gây ra điện thế tác dụng lên một điện tích đặt trong nó
C. điện trường gây ra đường sức điện tại mọi điểm đặt trong nó
D. điện trường gây ra lực điện tác dụng lên điện tích đặt trong nó
- Câu 16 : Suất điện động của một ắc quy là 3V, lực lạ đã dịch chuyển một lượng điện tích đã thực hiện một công là 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là
A. 18.10-3 (C)
B. 2.10-3 (C)
C. 0,5.10-3 (C)
D. 18.10-3(C)
- Câu 17 : Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Jun (J)
B. Oát (W)
C. Niutơn (N)
D. Culông (C)
- Câu 18 : Khi các dụng cụ tiêu thụ điện sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức thì:
A. Công suất tiêu thụ bằng đúng công suất định mức
B. Công suất tiêu thụ lớn nhất
C. Dòng điện qua dụng cụ là nhỏ nhất
D. Điện năng tiêu thụ nhỏ nhất
- Câu 19 : Hai dây đồng hình trụ cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Dây A dài gấp đôi dây B. Điện trở của chúng liên hệ với nhau như thế nào:
A. RA = RB/4
B. RA = 2RB
C. RA = RB/2
D. RA = 4RB
- Câu 20 : Đương lượng điện hóa của niken k = 0,3.10-3 g/C. Một điện lượng 2C chạy qua bình điện phân có anôt bằng niken thì khối lượng của niken bám vào catôt là
A. 6.10-3 g.
B. 6.10-4 g.
C. 1,5.10-3 g.
D. 1,5.10-4 g.
- Câu 21 : Chọn một đáp án sai:
A. Trong quá trình phóng điện thành tia chỉ có sự ion hóa do va chạm
B. Sự phóng điện trong chất khí thường kèm theo sự phát sáng
C. Trong không khí tia lửa điện hình thành khi có điện trường rất mạnh cỡ 3.106V/m
D. Hình ảnh tia lửa điện không liên tục mà gián đoạn
- Câu 22 : Hiệu điện thế 12V được đặt vào hai đầu điện trở 10W trong khoảng thời gian 10s. Lượng điện tích chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,12C
B. 12C
C. 8,33C
D. 1,2C
- Câu 23 : Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là:
A. Cb = 4C.
B. Cb = C/4.
C. Cb = 2C.
D. Cb = C/2.
- Câu 24 : Có hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 10cm.Điện tích q1 = 5.10-9C, điện tích q2 = -5.10-9C. Xác định vec tơ cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách đều hai điện tích
A. 18000V/m
B. 45000V/m
C. 36000V/m
D. 12500V/m
- Câu 25 : Kết luận nào sau đây là đúng. Cường độ điện trường tại một điểm
A. cùng phương với lực điện \(\overrightarrow F \) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó
B. tỉ lệ nghịch với điện tích q
C. luôn luôn cùng chiều với lực điện \(\overrightarrow F \)
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách r
- Câu 26 : Một quả cầu kim loại bán kính 10cm. Tính điện thế gây bởi quả cầu tại điểm A cách tâm quả cầu 40cm và tại điểm B trên mặt quả cầu, biết điện tích của quả cầu là.10-9C:
A. VA = 12,5V; VB = 90V
B. VA = 18,2V; VB = 36V
C. VA = 22,5V; VB = 76V
D. VA = 22,5V; VB = 90V
- Câu 27 : Người ta cần một điện trở 100Ω bằng một dây nicrom có đường kính 0,4mm. Điện trở suất nicrom ρ = 110.10-8Ωm. Hỏi phải dùng một đoạn dây có chiểu dài bao nhiêu:
A. 8,9m
B. 10,05m
C. 11,4m
D. 12,6m
- Câu 28 : Hai dây dẫn bằng đồng hình trụ cùng khối lượng, cùng nhiệt độ. Dây B dài gấp đôi dây A. Điện trở A liên hệ với điện trở B như sau:
A. RA=0,25RB.
B. RA =0,5RB.
C. RA=RB.
D. RA=4RB.
- Câu 29 : Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian là 2s là 6,25.1018 (e/s). Khi đó dòng điện qua dây dẫn đó có cường độ là
A. 1(A)
B. 2 (A)
C. 0,512.10-37 (A)
D. 0,5 (A)
- Câu 30 : Điện năng tiêu thụ được đo bằng:
A. vôn kế
B. tĩnh điện kế
C. ampe kế
D. Công tơ điện.
- Câu 31 : Hai điện trở giống nhau, mắc song song chúng vào hai điểm có hiệu điện thế U thì công suất tiêu thụ của chúng là 40W. Nếu hai thì điện trở này được mắc nối tiếp và mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là
A. 10W
B. 20W
C. 30W
D. 40W
- Câu 32 : Một nguồn điện có điện trở trong 0,1W được mắc nối tiếp với điện trở 4,8W thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động của nguồn điện có giá trị:
A. E = 12,25V
B. E = 1,2V
C. E = 12V
D. E = 15,5V
- Câu 33 : Cho đoạn mạch như hình vẽ.
A. UAB = ξ + I(R +r)
B. UAB = ξ - I(R +r)
C. UAB = I(R +r) - ξ
D. UAB = - I(R +r) - ξ
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp