Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 Vật lý 12 năm 2019-202...
- Câu 1 : Mạch dao động LC có L = 0,2 H và C = 10µF thực hiện dao động tự do. Biết cường độ cực đại của dòng điện trong mạch là I0=0,012A. Khi giá trị cường độ dòng tức thời là i = 0,01 A thì giá trị hiệu điện thế là
A. u = 0,94 V
B. u = 20 V
C. u = 1,7 V
D. u = 5,4 V
- Câu 2 : Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 50 ( µF) và cuộn dây có độ tự cảm L = 5 (mH). Điện áp cực đại trên tụ điện là U0=6V. Cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm điện áp trên tụ điện bằng u = 4 V là
A. i = 0,32 A.
B. i = 0,25 A
C. i = 0,6 A
D. i = 0,45 A
- Câu 3 : Trong một mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ biến thiên theo hàm số \(q = {Q_0}\cos \left( {\pi t} \right)\)C. Khi điện tích của tụ điện là \(q = \frac{{{Q_0}}}{2}\) thì năng lượng từ trường
A. bằng hai lần năng lượng điện trường
B. bằng ba lần năng lượng điện trường
C. bằng bốn lần năng lượng điện trường
D. bằng năng lượng từ trường
- Câu 4 : Trong mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, chu kỳ dao động của mạch là \(T = {10^{ - 6}}\left( s \right)\) , khoảng thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường
A. \(\Delta t = 2,{5.10^{ - 5}}\left( s \right).\)
B. \(\Delta t = {10^{ - 6}}\left( s \right).\)
C. \(\Delta t = {5.10^{ - 7}}\left( s \right).\)
D. \(\Delta t = 2,{5.10^{ - 7}}\left( s \right).\)
- Câu 5 : Trong mạch dao động tụ điện được cấp một năng lượng W = 1 ( µJ) từ nguồn điện một chiều có suất điện động e = 4 V. Cứ sau những khoảng thời gian như nhau \(\Delta t = 1\left( {\mu s} \right)\) thì năng lượng trong tụ điện và trong cuộn cảm lại bằng nhau. Xác định độ tự cảm L của cuộn dây ?
A. \(L = \frac{{34}}{{{\pi ^2}}}\left( {\mu H} \right).\)
B. \(L = \frac{{35}}{{{\pi ^2}}}\left( {\mu H} \right).\)
C. \(L = \frac{{32}}{{{\pi ^2}}}\left( {\mu H} \right).\)
D. \(L = \frac{{30}}{{{\pi ^2}}}\left( {\mu H} \right).\)
- Câu 6 : Tụ điện có điện dung C, được tính điện đến điện tích cực đại Qmax rồi nối hai bản tụ với cuộn dây có độ tự cảm L thì dòng điện cực đại trong mạch là
A. \({I_{max}} = \sqrt {LC} .{Q_{max}}\)
B. \({I_{max}} = \sqrt {\frac{L}{C}} .{Q_{max}}\)
C. \({I_{max}} = \sqrt {\frac{1}{{LC}}} .{Q_{max}}\)
D. \({I_{max}} = \sqrt {\frac{C}{L}} .{Q_{max}}\)
- Câu 7 : Trong mạch dao động LC lí tưởng với L = 2,4 mH; C = 1,5 mF. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp, mà năng lượng từ trường bằng 5 lần năng lượng điện trường là?
A. 1,76 ms.
B. 1,6 ms.
C. 1,54 ms.
D. 1,33 ms.
- Câu 8 : Một mạch dao động gồm có cuộn dây L thuần cảm kháng và tụ điện C thuần dung kháng. Nếu gọi là dòng điện cực đại trong mạch, hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện liên hệ với như thế nào? Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. \({U_{Cmax}} = \sqrt {\frac{L}{{\pi C}}} {I_{max}}\)
B. \({U_{Cmax}} = \sqrt {\frac{L}{C}} {I_{max}}\)
C. \({U_{Cmax}} = \sqrt {\frac{L}{{2\pi C}}} {I_{max}}\)
D. Một giá trị khác.
- Câu 9 : Trong mạch dao động LC lí tưởng, khi năng lượng điện trường gấp ba lần năng lượng từ trường thì cường độ dòng điện của mạch được cho bởi
A. \(i = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
B. \(i = \frac{{\sqrt 3 {I_0}}}{2}\)
C. \(i = \frac{{ 3 {I_0}}}{4}\)
D. \(i = \frac{{{I_0}}}{{2 }}\)
- Câu 10 : Cường độ dòng điện trong mạch dao động lí tưởng biến đổi với tần số f.Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Năng lượng điện trường biển đổi với tần số 2f.
B. Năng lượng từ trường biến đổi với tần số 2f.
C. Năng lượng điện từ biến đổi với tần số f/2.
D. Năng lượng điện từ không biến đổi.
- Câu 11 : Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ
A. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian và cùng chu kì
B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π/2
C. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian
D. Dao đông điện từ của mạch dao động LC là dao động tự do
- Câu 12 : Trong DĐ điện từ tần số f của mạch LC, Điện trường trên tụ biến thiên điều hòa với tần số:
A. f
B. 2f
C. f/2
D. ko biến thiên điều hòa
- Câu 13 : Để tìm sóng có bước sóng \(\lambda\) trong máy thu vô tuyến điện, người ta phải điều chỉnh giá trị của điện dung C và độ tự cảm L trong mạch dao động của máy. Giữa \(\lambda\), L và C phải thỏa mãn hệ thức
A. \(2\pi \sqrt {LC} = c/\lambda \)
B. \(2\pi \sqrt {LC} = \lambda .c\)
C. \(2\pi \sqrt {LC} = \lambda /c\)
D. \(\sqrt {LC} /2\pi = \lambda /c\)
- Câu 14 : Trong dao động điện từ chu kỳ T của mạch LC. Năng lượng từ trường trên cuộn điện biến thiên điều hòa với chu kì bằng
A. T/2
B. T
C. 2T
D. ko biến thiên điều hòa
- Câu 15 : Trong mạch dao động LC, nếu điện tích cực đại trên tụ là Q0 và cường độ dòng cực đại trong mạch là I0 thì chu kì dao động điện từ trong mạch là
A. \(T = 2\pi Q_0^{}{I_0}\)
B. \(T = 2\pi LC\)
C. \(T = 2\pi Q_0^{}/{I_0}\)
D. \(T = 2\pi {I_0}/Q_0^{}\)
- Câu 16 : Trong một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Gọi L là độ tự cảm và C là điện dung của mạch. Tại thời điểm t, hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là u và cường độ dòng điện trong mạch là i. Gọi U0 là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện và I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức liên hệ giữa u và i là:
A. \({i^2} = \frac{C}{L}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)
B. \({i^2} = \frac{L}{C}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)
C. \({i^2} = LC\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)
D. \({i^2} = \sqrt {LC} \left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)
- Câu 17 : Một mạch dao động điện từ LC lý tưởng đang dao động với điện tích cực đại trên một bản cực của tụ điện là Q0. Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng 10-6s thì năng lượng từ trường lại bằng \(\frac{{Q_0^2}}{{4C}}\). Tần số của mạch dao động là:
A. \(2,{5.10^7}\,Hz.\)
B. \({10^6}\,Hz.\)
C. \(2,{5.10^5}\,Hz.\)
D. \({10^5}\,Hz.\)
- Câu 18 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần không đáng kể?
A. Năng lượng của mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung là tần số của dao động điện từ.
C. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là không đổi.
D. Dao động điện từ trong mạch là một dao động tự do.
- Câu 19 : Biểu thức nào sau đây không phải là biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch dao động?
A. \(W = \frac{{Q_0^2}}{{2L}}.\)
B. \({\rm{W}} = \frac{1}{2}CU_0^2\)
C. \({\rm{W}} = \frac{1}{2}LI_0^2\)
D. \(W = \frac{{Q_0^2}}{{2C}}.\)
- Câu 20 : Mạch dao động lí tưởng LC, cường độ cực đại qua cuộn dây là 36 mA. Khi năng lượng điện trường bằng 3 lần năng lượng từ trường thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
A. 18 mA.
B. 9 mA.
C. 12 mA.
D. 9 mA.
- Câu 21 : Trong trường hợp nào sau đây xuất hiện điện từ trường?
A. Êlectron chuyển động trong dây dẫn thẳng
B. Êlectron chuyển động tron dây dẫn tròn
C. Êlectron chuyển động trong ống dây điện.
D. Êlectron trong đèn hình vô tuyến đến va chạm vào màn hình.
- Câu 22 : Hãy chọn câu đúng. Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ
A. Có điện trường
B. Có từ trường
C. Có điện từ trường
D. Không có các trường nói trên
- Câu 23 : Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?
A. Sóng điện từ truyền trong mọi môi trường vật chất kể cả chân không.
B. Sóng điện từ mang năng lượng.
C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
D. Sóng điện từ là sóng ngang, trong quá trình truyền các véctơ B và E vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
- Câu 24 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.
D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số điện tích dao động.
- Câu 25 : Sóng điện từ nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li?
A. Sóng dài.
B. Sóng trung.
C. Sóng ngắn
D. Sóng cực ngắn.
- Câu 26 : Sóng điện từ có tần số 12 MHz thuộc loại sóng nào dưới đây?
A. sóng dài
B. Sóng trung
C. Sóng ngắn
D. Sóng cực ngắn.
- Câu 27 : Chọn câu Đúng. Với mạch dao động hở thì vùng không gian
A. quanh dây dẫn chỉ có từ trường biến thiên.
B. quanh dây dẫn chỉ có điện trường biến thiên.
C. Bên trong tụ điện không có từ trường biến thiên.
D. quanh dây dẫn có cả từ trường biến thiên và điện trường biến thiên.
- Câu 28 : Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện?
A. Sóng dài.
B. Sóng trung.
C. Sóng ngắn.
D. Sóng cực ngắn.
- Câu 29 : Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào :
A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.
B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.
C. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường
D. hiện tượng giao thoa sóng điện từ.
- Câu 30 : Chọn câu đúng. Trong “máy bắn tốc độ “ xe cộ trên đường :
A. có máy phát sóng vô tuyến
B. Có máy thu sóng vô tuyến
C. Có cả A & B
D. Không có A & B
- Câu 31 : Với mạch dao động hở thì ở vùng không gian
A. quanh dây dẫn chỉ có từ trường biến thiên
B. quanh dây dẫn chỉ có điện trường biến thiên
C. bên trong tụ điện không có từ trường biến thiên
D. quanh dây dẫn có cả từ trường biến thiên và điện trường biến thiên.
- Câu 32 : Dụng cụ nào dưới đây có chứa máy phát vô tuyến điện.
A. Cái điều khiển tivi
B. Micro có dây
C. Máy thu hình (tivi)
D. Máy thu thanh
- Câu 33 : Trong dụng nào dưới đây có cả máy phát và máy thi sóng vô tuyến?
A. Chiếc điện thoại di động
B. Cái điều khiển tivi
C. Máy thu thanh
D. Máy thu hình (tivi)
- Câu 34 : Tìm phát biểu sai về năng lượng trong mạch dao động LC:
A. Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên điều hoà với tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch.
C. Khi năng lượng điện trường trong tụ giảm thì năng lượng từ trường trong cuộn cảm tăng lên và ngược lại.
D. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là không đổi, nói cách khác, năng lượng của mạch dao động được bảo toàn.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất