Đề kiểm tra ôn tập Chương 7 Mắt và các dụng cụ qua...
- Câu 1 : Đặt AB vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A1B1 cao 2cm trong khỏang giữa AB và thấu kính, thấu kính cách ảnh A1B1 một đoạn 40cm. Nhận xét nào sau đây là đúng về thấu kính và tiêu cự
A. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 40cm
B. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 80cm
C. Không đủ điều kiện xác định
D. Thấu kính phân kì, tiêu cự 80cm
- Câu 2 : Điều nào sau đây sai khi nói về thấu kính phân kì:
A. Vật ảo cho ảnh ảo lớn hơn vật.
B. Vật ảo nằm trong khoảng \( \left| d \right| < \left| f \right|\) cho ảnh thật lớn hơn vật.
C. Vật ảo cách thấu kính 2f cho ảnh ảo cách thấu kính 2f.
D. Vật thật cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
- Câu 3 : Vật sáng AB đặt song song và cách màn một khoảng 122,5cm. Dịch chuyển một thấu kính hội tụ giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính tại A thì thấy có hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn, ảnh này bằng 6,25 lần ảnh kia. Tính tiêu cự của thấu kính.
A. f = 60cm
B. f = 40cm
C. f = 25cm
D. f = 30cm
- Câu 4 : Chọn phát biểu đúng. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm là …
A. có thể là thấu kính hội tụ hoặc là thấu kính phân kì.
B. thấu kính phân kì.
C. chỉ xác định được loại thấu kính nếu biết chiết suất.
D. thấu kính hội tụ.
- Câu 5 : Hệ hai thấu kính hội tụ (L1), (L2) ghép đồng trục tiêu cự f1 = 10cm; f2 = 20cm. Vật sáng AB đặt trên trục chính trước (L1) một đoạn 15cm. Để hệ cho ảnh A’B’ ở vô cực thì khoảng cách giữa hai kính là:.
A. 30cm
B. 35cm
C. 50cm
D. 15cm
- Câu 6 : Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ
A. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ ló ra sau thấu kính hội tụ sẽ cắt quang trục chính.
B. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (thuộc OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
C. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính.
D. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ
- Câu 7 : Hai điểm sáng S1 và S2 đặt trên trục chính và ở hai bên của thấu kính, cách nhau 40 cm, S1 cách thấu kính 10 cm. Hai ảnh của chúng qua thấu kính trùng nhau. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 16 cm.
B. 30 cm.
C. 15 cm.
D. 25 cm.
- Câu 8 : Một vật sáng đặt trước một thấu kính vuông góc với trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính nhỏ hơn 3 lần vật. Kết luận nào sau đây là đúng
A. Thấu kính hội tụ
B. Có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì.
C. Thấu kính phân kì
D. Không thể kết luận được
- Câu 9 : Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần AB và cách AB 100 cm. Tiêu cự của thấu kính là :
A. 40 cm.
B. 16 cm.
C. 20 cm.
D. 25 cm.
- Câu 10 : Một vật sáng đặt trước một thấu kính vuông góc với trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng 3 lần vật. Dịch vật lại gần thấu kính 12cm thì ảnh vẫn bằng 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là
A. 12cm
B. 18cm
C. -8cm
D. Một giá trị khác
- Câu 11 : Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì cho ảnh A1B1. Dịch chuyển AB lại gần thấu kính một đoạn 90cm thì được ảnh A2B2 cách A1B1 20cm và lớn gấp đôi ảnh A1B1. Tính tiêu cự của thấu kính.
A. f = -30cm
B. f = - 40cm
C. f = -60cm
D. f = - 20cm
- Câu 12 : Một vật sáng AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A’B’, cùng chiều nhỏ hơn vật 2 lần. Dịch chuyển vật đoạn 15cm thì được ảnh nhỏ hơn vật 3 lần. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 15cm
B. -5cm
C. -15cm
D. 45cm
- Câu 13 : Đặt một vật sáng AB cao 2cm trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, cách thấu kính 20cm. Sau thấu kính đặt thêm một thấu kính phân kì đồng trục có tiêu cự 20cm và cách thấu kính hội tụ 40cm. Độ cao của ảnh cho bởi hệ là
A. 4cm
B. 2cm
C. Không xác định.
D. 3cm
- Câu 14 : Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để ảnh tạo bởi hệ kính là ảnh thật với mọi vị trí đặt vật trước kính (1) thì a phải
A. lớn hơn 20 cm.
B. nhỏ hơn 40 cm.
C. nhỏ hơn 20 cm.
D. lớn hơn 40 cm.
- Câu 15 : Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi
A. góc chiết quang A có giá trị bất kỳ.
B. góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
C. góc chiết quang A là góc vuông.
D. góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
- Câu 16 : Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Tăng dần góc tới i từ giá trị nhỏ nhất thì
A. góc lệch D tăng theo i.
B. góc lệch D giảm dần.
C. góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi giảm dần.
D. góc lệch D giảm tới một giá trị rồi tăng dần.
- Câu 17 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong khong khí:
A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i.
B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’.
C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.
D. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính.
- Câu 18 : Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất \(n = \sqrt 2 \) và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:
A. D = 50.
B. D = 130.
C. D = 150.
D. D = 220.
- Câu 19 : Một lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5, tiết diện là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Chiếu tia sáng SI tới mặt bên của lăng kính với góc tới i = 300. Góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính là:
A. D = 2808’.
B. D = 31052’.
C. D = 37023’.
D. D = 52023’.
- Câu 20 : Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Chiết suất của lăng kính là:
A. n = 1,55.
B. n = 1,50.
C. n = 1,41.
D. n = 1,33.
- Câu 21 : Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
- Câu 22 : Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn ngược chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
- Câu 23 : Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
- Câu 24 : Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng?
A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh thật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo.
C. Với thấu kính phân kì, có tiêu cự f âm.
D. Với thấu kính phân kì, có độ tụ D âm.
- Câu 25 : Một thấu kính mỏng bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 hai mặt cầu lồi có các bán kính 10 (cm) và 30 (cm). Tiêu cự của thấu kính đặt trong không khí là:
A. f = 20 (cm).
B. f = 15 (cm).
C. f = 25 (cm).
D. f = 17,5 (cm).
- Câu 26 : Một thấu kính mỏng, phẳng – lồi, làm bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 đặt trong không khí, biết độ tụ của kính là D = + 5 (đp). Bán kính mặt cầu lồi của thấu kính là:
A. R = 10 (cm).
B. R = 8 (cm).
C. R = 6 (cm).
D. R = 4 (cm).
- Câu 27 : Thấu kính có độ tụ D = 5 (đp), đó là:
A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 5 (cm).
B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20 (cm).
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 5 (cm).
D. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 20 (cm).
- Câu 28 : Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kì coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25 (cm). Thấu kính đó là:
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25 (cm).
B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = 25 (cm).
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = - 25 (cm).
D. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 25 (cm).
- Câu 29 : Vật sáng AB đặ vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì (tiêu cụ f = - 25 cm), cách thấu kính 25cm. ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
A. ảnh thật, nằm trước thấu kính, cao gấp hai lần vật.
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cao bằng nửa lần vật.
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao gấp hai lần vật.
D. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao bằng nửa lần vật.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp