Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 30 Hiện tượng quang điện...
- Câu 1 : Công thoát của kim loại Na là 2,48 eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36μm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện là:
A. 5,84.105 m/s.
B. 6,24.105 m/s
C. 5,84.106 m/s
D. 6,24.106 m/s.
- Câu 2 : Chọn câu đúng:
A. Hiện tượng giao thoa dễ quan sát đối với ánh sáng có bước sóng ngắn.
B. Hiện tượng quang điện chứng tỏ tính chất sóng của ánh sáng.
C. Những sóng điện từ có tần số càng lớn thì tính chất sóng thể hiện càng rõ.
D. Sóng điện từ có bước sóng lớn thì năng lượng phô tôn nhỏ.
- Câu 3 : Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng l= 0,6μm. Công suất đèn là P = 10W. Số phôtôn mà ngọn đèn phát ra trong 10s là:
A. N = 3.1020
B. N = 5.1015
C. N = 6.1018
D. N = 2.1022
- Câu 4 : Giới hạn quang điện của Xesi là 0,66μm, chiếu vào kim loại này bức xạ điện từ có bước sóng 0,5μm. Động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện khi bứt ra khỏi kim loại là?
A. Wdmax = 2,48.10-19 J
B. Wdmax = 5,40.10-20 J
C. Wdmax = 8,25.10-19 J
D. Wdmax = 9,64.10-20 J
- Câu 5 : Trong một ống Cu-lít-giơ người ta tạo ra một hiệu điện thế không đổi giữa hai cực. Trong một phút người ta đếm được 6.1018 điện tử đập vào anốt. Tính cường độ dòng điện qua ống Cu-lít-giơ
A. 16mA
B. 1,6A
C. 1,6mA
D. 16A
- Câu 6 : Giới hạn quang điện của kẽm là λo = 0,35mm. Tính công thoát của êlectron khỏi kẽm?
A. 3,420eV
B. 3,549eV
C. 3,279eV
D. 3,732eV
- Câu 7 : Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là λ0 = 0,30 μm. Biết hằng số h = 6,625.10-34 J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là
A. 6,625.10-19 J.
B. 6,265.10-19 J.
C. 8,526.10-19 J.
D. 8,625.10-19 J.
- Câu 8 : Giới hạn quang điện của Ge là λ0 = 1,88mm. Tính năng lượng kích họat (năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn) của Ge?
A. 0,78eV
B. 0,73eV
C. 0,66eV
D. 0,56eV
- Câu 9 : Giới hạn quang điện của KL dùng làm Katot là 0,66mm. Tínhđộng năng cực đại ban đầu và vận tốc cực đại của e quang điện khi bứt ra khỏi K
A. 9,63.10-19 J
B. 9,63.10-20 J
C. 9,63.10-21 J
D. 9,63.10-22 J
- Câu 10 : Tìm phát biểu sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng
A. Nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng.
B. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không thay đổi và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.
- Câu 11 : Một nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc bước sóng λ = 0,50 μm. Số photon mà nguồn phát ra trong 1 phút là N=2,5.1018. Công suất phát xạ của nguồn là
A. 16,6 mW
B. 8,9 mW
C. 5,72 mW
D. 0,28 mW
- Câu 12 : Chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 0,542 μm vào catôt của một tế bào quang điện (một dụng cụ chân không có hai điện cực là catôt nối với cực âm và anôt nối với cực dương của nguồn điện) thì có hiện tượng quang điện. Công suất của chùm sáng chiếu tới là 0,625 W, biết rằng cứ 100 photon tới catôt thì có 1 êlectron bứt ra khỏi catôt. Khi đó cường độ dòng quang điện bão hòa có giá trị là
A. 2,72 mA
B. 2,04 mA
C. 4,26 mA
D. 2,57 mA
- Câu 13 : Chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ vào catôt của một tế bào quang điện. Biết công thoát electron của kim loại làm catôt là 3eV và các electron bắn ra với vận tốc ban đầu cực đại là 7.105 m/s. Cho biết bức xạ điện từ đó thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ.
A. vùng hồng ngoại
B. vùng tử ngoại
C. vùng ánh sáng nhìn thấy
D. vùng khả kiến
- Câu 14 : Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện, người ta dùng màn chắn tách ra một chùm electron có vận tốc cực đại hướng vào một từ trường đều sao cho vận tốc của các electron vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Bán kính quỹ đạo của các electron tăng khi
A. tăng cường độ ánh sáng kích thích.
B. giảm cường độ ánh sáng kích thích.
C. tăng bước sóng ánh sáng kích thích.
D. giảm bước sóng ánh sáng kích thích.
- Câu 15 : Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng 0,25 μm lên một tấm kim loại có công thoát 3,6 eV. Tách từ chùm điện tử bắn ra các electron có vận tốc ban đầu cực đại rồi hướng chúng vào một điện trường đều , có độ lớn E = 900 V/m, có hướng vuông góc với vectơ vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện. Tìm bán kính quỹ đạo chuyển động của electron trong điện trường ?
A. 4,35 mm.
B. 2,78 mm.
C. 7,07 mm.
D. 3,04 mm.
- Câu 16 : Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ1 vào một tấm kim loại cô lập thì vận tốc ban đầu cực đại của quang electrôn là 300km/s, thay bức xạ khác có bước sóng λ1/2 thì vận tốc ban đầu cực đại của quang electrôn là 400km/s .Nếu chiếu bức xạ có bước sóng 2 λ1/3 thì vận tốc ban đầu cực đại của quang electrôn xâp xỉ là :
A. 423 km/s
B. 341km/s
C. 293km/s
D. 354km/s
- Câu 17 : Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 0,5 μm lên bề mặt một tấm kim loại cô lập thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện khác nhau 1,5 lần. Giới hạn quang điện của tấm kim loại bằng :
A. 0,625 μm.
B. 0,615 μm
C. 0,610 μm
D. 0,620 μm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất