Đề thi Học kì 2 Sinh 7 !!
- Câu 1 : Phát biểu nào dưới đây về kanguru là sai?
A. con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
B. chi sau và đuôi to khỏe.
C. sống ở đồng cỏ châu Đại Dương.
D. con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ.
- Câu 2 : Động vật nào dưới đây là đại diện của ngành Chân khớp?
A. châu chấu.
B. giun đất.
C. đỉa.
D. trai sông.
- Câu 3 : Vì sao thỏ tuy không dai sức bằng các loài thú ăn thịt nhưng trong một số trường hợp, chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của kẻ săn mồi?
A. vì màu lông của thỏ thường lẫn với màu môi trường khiến kẻ thù không nhận ra.
B. vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.
C. vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.
D. vì thỏ thường chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà khi đuổi theo.
- Câu 4 : Đặc điểm nào dưới đây có ở chim bồ câu nhà?
A. 1, 2, 4, 6.
B. 1, 3, 5, 7.
C. 2, 4, 5, 6.
D. 1, 2, 3, 4.
- Câu 5 : Trong ngành Động vật có xương sống, lớp nào tiến hóa nhất?
A. lớp Chim.
B. lớp Lưỡng Cư.
C. lớp Bò sát.
D. lớp Thú.
- Câu 6 : Loài động vật nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?
A. trùng roi xanh.
B. trùng biến hình.
C. trùng giày.
D. thủy tức.
- Câu 7 : Khi nói về phổi và hoạt động hô hấp của chim bồ câu, phát biểu nào sau đây sai?
A. phổi gồm một mạng ống khí dày đặc.
B. hệ thống túi khí phân nhánh gồm 9 túi.
C. khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.
D. không khí đi theo hai chiều khác nhau cả khi hít vào và cả khi thở ra.
- Câu 8 : Hệ thống túi khí của chim bồ câu có vai trò gì? ( Chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. 1,2,3,4
B. 1,2
C. 3,4
D. 1
- Câu 9 : Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
A. vì vùng nhiệt đới có địa hình bằng phẳng nên thu hút nhiều loài sinh vật đến sinh sống.
B. vì vùng nhiệt đới xuất hiện đầu tiên trong quá trình hình thành lục địa trên Trái Đất nên số lượng loài sinh vật phong phú hơn các khu vực khác.
C. vì môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nền nhiệt tương đối ổn định nên thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật.
D. các phương án trên đều đúng.
- Câu 10 : Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc chẵn?
A. tê giác.
B. voi.
C. ngựa.
D. cừu.
- Câu 11 : Thỏ đào hang bằng bộ phận nào?
A. chi sau.
B. chi trước.
C. đuôi.
D. răng.
- Câu 12 : Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
A. (1): hình quả trám, (2): rất dày, (3): chi trước.
B. (1): hình cầu, (2): rất mỏng, (3): lông.
C. (1): hình thoi, (2): rất mỏng, (3): chi sau.
D. (1): hình thoi, (2): rất dày, (3): lông.
- Câu 13 : Khi nói về hệ tuần hoàn ở thỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. tim 4 ngăn.
B. máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
C. có 1 vòng tuần hoàn.
D. nửa bên phải chứa máu đỏ tươi, nửa bên trái chứa máu đỏ thẫm.
- Câu 14 : Ếch đồng hô hấp bằng bộ phận nào?
A. da và phổi.
B. chỉ bằng phổi.
C. hệ thống ống khí.
D. mang.
- Câu 15 : Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật là
A. do sự phun trào núi lửa.
B. do thiên tai, dịch bệnh bất thường.
C. do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
D. do hoạt động của con người.
- Câu 16 : Trong các ngành động vật dưới đây, ngành nào kém tiến hóa nhất?
A. ngành Động vật có xương sống.
B. ngành Giun dẹp.
C. ngành Ruột khoang.
D. ngành Động vật nguyên sinh.
- Câu 17 : Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
A. (1): biến nhiệt, (2): đẻ trứng.
B. (1): biến nhiệt, (2): đẻ con.
C. (1): hằng nhiệt, (2): đẻ trứng.
D. (1): hằng nhiệt, (2): đẻ con.
- Câu 18 : Ở chim bồ câu, thân hình thoi giúp
A. giảm trọng lượng khi bay.
B. giảm sức cản của không khí khi bay.
C. chim bay chậm hơn.
D. tăng khả năng trao đổi khí khi bay.
- Câu 19 : Phát biểu nào dưới đây về thằn lằn bóng đuôi dài là sai?
A. là động vật biến nhiệt.
B. ưa sống khô ráo và thích phơi nắng.
C. tim 3 ngăn.
D. phát triển qua biến thái.
- Câu 20 : Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “bưu tá viên”.
A. bồ câu.
B. chim ưng.
C. chim đại bàng.
D. chim sẻ.
- Câu 21 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở hệ tuần hoàn của chim bồ câu?
A. tim 4 ngăn.
B. máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
C. ở mỗi nửa tim, có van giữa tâm thất và tâm nhĩ.
D. ở giữa hai bên tâm thất có vách ngăn chưa hoàn chỉnh.
- Câu 22 : Hệ thống túi khí có vai trò gì đối với đời sống của chim bồ câu? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn một đáp án đúng)
A. 1,2
B. 2,3
C. 3,4
D. 1,2,3,4
- Câu 23 : Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
- Câu 24 : Trình bày các biện pháp cần thiết để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học?
- Câu 25 : Trình bày đặc điểm bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt của chúng?
- Câu 26 : Trình bày sự sinh sản và quá trình phát triển có biến thái ở ếch.
- Câu 27 : Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
- Câu 28 : So sánh hệ tiêu hóa giữa ếch và thằn lằn.
- Câu 29 : Nêu ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh.
- Câu 30 : Tại sao chuột có thói quen gặm nhấm tất cả mọi thứ ngay cả khi chúng không đói hay cả những thứ chúng không ăn được? Hãy cho biết một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột?
- Câu 31 : Em hãy trình bày vai trò của bò sát đối với đời sống con người.
- Câu 32 : So sánh kiểu vỗ cánh bay và kiểu bay lượn của chim bồ câu minh họa bằng hình ảnh dưới đây.
- Câu 33 : Trình bày những biện pháp đấu tranh sinh học.
- Câu 34 : Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Câu 35 : Em hãy nối cột A với cột B ở bảng dưới đây sao cho phù hợp nhất.
- Câu 36 : Trình bày đặc điểm của hệ tuần hòa hở và hệ tuần hoàn kín? Hệ tuần hoàn kín có ưu việt gì so với hệ tuần hoàn hở?
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét