30 bài tập Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn...
- Câu 1 : Sau thất bại ở Đông Khê thực dân Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?
A Từ Cao Bằng lên Bắc Cạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên
B Cho quân đánh lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng rút về
C Từ sông Lô tấn công Chiêm Hoá và từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về
D Quân nhảy dù tấn công Bắc Cạn và quân thuỷ theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang
- Câu 2 : “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gây gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?
A “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh
B “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tích Hồ Chí Minh
C “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D “Toàn dân kháng chiến” của Ba thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
- Câu 3 : Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tiến công của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?
A Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C Công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
D Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng truyền đi.
- Câu 4 : “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nộ lệ”. Câu văn trên trích trong văn bản nào?
A Tuyên ngôn độc lập.
B Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
D Hịch Việt Minh.
- Câu 5 : Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu - đông 1947 nhằm mục đích
A Chuyển từ chiến lược “tằm ăn dâu” sang chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
B Mở rộng vùng chiếm đóng lên vùng rừng núi
C Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
D Giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.
- Câu 6 : Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là
A Hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và “hành lang Đông – Tây”.
B Hệ thống phòng ngự ở Đồng Băng Bắc Bộ và Trung du.
C Phòng tuyến “boongke”. “vành đai trắng” ở trung du và đồng bằng bắc bộ.
D Hệ thống phòng ngự ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Câu 7 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trận đánh nào mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông (1950)?
A Trận đánh ở Cao Bằng.
B Trận đánh ở Đông Khê.
C Trận đánh ở Thất Khê.
D Trận đánh ở Đình Lập.
- Câu 8 : Sau thất bại của chiến dịch Biên giới thu đông 1950, để tiếp tục theo đuổi chiến tranh, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch:
A Kế hoạch xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
B Kế hoạch Na- va.
C Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi.
D Kế hoạch Rơ – ve.
- Câu 9 : Đoạn trích sau thuộc văn kiện nào dưới đây?
A Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
B Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C Tuyên ngôn độc lập.
D Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
- Câu 10 : Chiến dịch biên giới thu-đông năm 1950 đã mở ra
A bước tiến mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Câu 11 : Để khắc phục khó khăn đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
A quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.
B đặt quan hệ ngoại giao và nhận sự giúp đữ của Liên Xô.
C đàm phán với chính phủ Pháp để kết thúc chiến tranh.
D nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc.
- Câu 12 : Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là
A Tân Trào (Tuyên Quang).
B Định Hoá (Thái Nguyên).
C Bắc Sơn (Lạng Sơn).
D Pác Bó (Cao Bằng).
- Câu 13 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chiến dịch nào sau đây làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp?
A Biên giới thu – đông (1950).
B Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952).
C Thượng Lào xuân - hè (1955).
D Việt Bắc thu – đông (1947).
- Câu 14 : Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện cô đọng qua luận điểm nào?
A Hòa để tiến, toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến.
C Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D Toàn dân, toàn diện, đánh nhanh thắng nhanh, tự lực cánh sinh.
- Câu 15 : Phối hợp với mặt trận Biên giới, hình thức đấu tranh nào phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên Khu V và Nam Bộ?
A Chiến tranh nhân dân.
B Đấu tranh chính trị.
C Chiến tranh du kích.
D Đấu tranh vũ trang.
- Câu 16 : Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là gì
A Chiến thắng đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cuộc kháng chiến; ta giành thế chủ động trên chiến trường chính.
B Với chiến thắng này, ta đã giành thế chủ động trên chiến trường
C Chiến dịch đầu tiên ta chủ động mở và giành thắng lợi lớn, cổ vũ động viên tinh thần kháng chiến của quân dân cả nước.
D Chiến thắng đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối kháng chiến của ta, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân cả nước.
- Câu 17 : Điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng nước ta trong năm 1950 là
A Ngày 1/10/1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B Hệ thống chủ nghĩa đế quốc bị tan rã về cơ bản.
C Mỹ can thiệp sau hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
D Pháp đề ra kế hoạch Rơve, phòng thủ trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây.
- Câu 18 : Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)?
A Do sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
B Do toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.
C Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
D Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
- Câu 19 : Chiến thắng nào đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?
A Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
B Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947.
C Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950.
D Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 20 : Địa phương nào không thuộc phạm vi của Khu giải phóng Việt Bắc?
A Bắc Giang.
B Thái Nguyên
C Hải Dương.
D Tuyên Quang
- Câu 21 : Ý nghĩa cơ bản nhất mà quân dân ta đạt được qua chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 là
A bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu
B bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
C tiêu diệt nhiều lực lượng sinh lực địch.
D làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12