Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Thiện chí của ta thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
A Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta đã kí Hiệp định Sơ bộ.
B Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng.
C Ai cũng phải ra sức đánh giặc Pháp cứu nước.
D Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
- Câu 2 : Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ – Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Văn kiện về vấn đề Nhật Bản tại Hội nghị Pốt-đam (1954).
B Hiến pháp Nhật Bản (1947).
C Hiệp ước hòa bình San Francisco (1951).
D Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951).
- Câu 3 : Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế do nông dân
A muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
B muốn giúp vua cứu nước.
C bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
D căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
- Câu 4 : Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội Mĩ sẽ giải giáp quân phát xít ở các vùng lãnh thổ
A Đông Béc-lin, Đông Đức, Đông Âu, Nam Triều Tiên.
B Tây Béc-lin, Tây Đức, Tây Âu, Nhật Bản, Triều Tiên.
C Tây Béc-lin, Tây Đức, Tây Âu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên.
D Đông Béc-lin, Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên.
- Câu 5 : Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, Liên minh Châu Âu là một tổ chức
A liên kết chính trị chặt chẽ lớn nhất thế giới.
B liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới.
C có vai trò quan trọng nhất trên trường quốc tế.
D liên kết kinh tế lớn nhất thế giới.
- Câu 6 : Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng với Pháp, ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước ngày 14-9 vì
A muốn đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, bớt đi được một kẻ thù.
B muốn có thêm thời gian hòa bình chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
C muốn kéo dài thời gian, gây nên tâm lí mệt mỏi cho Pháp.
D muốn tránh đụng độ gây thiệt hại về người và của cho hai bên.
- Câu 7 : “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
A Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).
B Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966).
C Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
D Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951).
- Câu 8 : Điểm khác biệt lớn nhất về âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A Sử dụng các loại vũ khí hiện đại.
B Huy động lực lượng lớn quân đồng minh của Mĩ.
C Mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương.
D Sử dụng quân Mĩ là chủ yếu, leo thang đánh phá miền Bắc.
- Câu 9 : Yếu tố quyết định làm chuyển biến phong trào yêu nước ở Việt Nam từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản là gì?
A Tác động của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
B Hoạt động của tiểu tư sản, trí thức ở trong nước.
C Hoạt động yêu nước và sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin của Nguyễn Ái Quốc.
D Sự phát triển về ý thức và hoạt động của giai cấp công nhân.
- Câu 10 : Lấy thân mình lấp lỗ châu mai là hành động của anh hùng nào trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?
A Bế Văn Đàn
B La Văn Cầu.
C Tô Vĩnh Diện.
D Phan Đình Giót
- Câu 11 : Nhiệm vụ chung cho cách mạng nước ta trong thời kì 1954 - 1975 là
A
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
B đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C đấu tranh chống Mĩ – Diệm giải phóng miền Nam.
D kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Câu 12 : Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
A Thực dân Pháp thiết lập chính quyền thực dân ở Bắc Kì và Trung Kì.
B Cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toàn Khâm sứ của phái chủ chiến thất bại.
C Một số quan lại, văn thân, sĩ phu còn kháng cự.
D Phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao.
- Câu 13 : Cái cớ để liên quân tám nước đế quốc tấn công Bắc Kinh vào năm 1900 là
A Nghĩa Hòa Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
B Triều đình phong kiến Mãn Thanh đã đóng cửa các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
C Triều đình Mãn Thanh không hợp tác với các nước đế quốc.
D Nghĩa quân Nghĩa Hòa Đoàn đang đóng quân ở Bắc Kinh.
- Câu 14 : Nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam là
A Tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương.
B Tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.
C Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và của loài người tiến bộ trên thế giới.
D Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối cách mạng đúng đắn.
- Câu 15 : Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.
B Sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
C Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
D Sự tạm lắng của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân thế giới.
- Câu 16 : Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kì 1945 – 1954 là
A Kháng chiến và kiến quốc.
B Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
C Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản.
D Kháng chiến chống Pháp xâm lược và sự can thiệp của Mĩ.
- Câu 17 : Nội dung cơ bản đề cập đến các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong Hiệp định Pa-ri là
A Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
B Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước.
C Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển của tự do.
- Câu 18 : Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức ASEAN hình thành theo xu hướng
A liên kết xuyên lục địa.
B liên kết khu vực.
C liên kết quốc gia.
D liên kết toàn cầu.
- Câu 19 : Với kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, Pháp mong muốn điều gì?
A Kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
B Giành lại thế chủ động ở chiến trường chính Bắc Bộ.
C Buộc ta đầu hàng.
D Buộc ta phải đàm phán.
- Câu 20 : Con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta sau khi thống nhất đất nước là gì?
A Độc lập thống nhất gắn bó với nhau.
B Đi lên chủ nghĩa xã hội.
C Cả nước chuyển lên chủ nghĩa tư bản.
D Độc lập và thống nhất phải gắn bó với phát triển kinh tế.
- Câu 21 : Trong tổ chức Liên hợp quốc, cơ quan chuyên môn có chức năng duy trì, phát triển văn hóa – khoa học – giáo dục là
A UNFPA.
B UNESCO.
C UNICEF.
D UNDP.
- Câu 22 : Sắp xếp các chiến lược chiến tranh sau của Mĩ theo trình tự thời gian: 1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; 2. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”; 3. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
A 3,1,2
B 3, 2, 1.
C 1, 2, 3.
D 2, 3, 1.
- Câu 23 : Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu:
A bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
B bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
C sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
D sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
- Câu 24 : Nội dung nào dưới đây đánh giá không đúng vai trò của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa của thực dân Anh?
A Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của chính quốc.
B Ấn Độ trở thành nơi cung cấp nguyên liệu ngày càng nhiều cho chính quốc.
C Ấn Độ là nơi cung cấp ngày càng nhiều lương thực cho chính quốc.
D Ấn Độ là căn cứ quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của chính quốc.
- Câu 25 : Cho các sự kiện sau:1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.2. Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam.3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A 2, 3, 1.
B 3, 2, 1.
C 1, 2, 3.
D 1, 3, 2.
- Câu 26 : Hình thái đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam từ giữa năm 1961 đến năm 1975 là
A chiến tranh giải phóng.
B đấu tranh chính trị kết hợp với khởi nghĩa.
C khởi nghĩa.
D đấu tranh chính trị.
- Câu 27 : Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:1. Hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn được xác lập.2. Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức.3. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) nổ ra ở Mĩ.
A 1, 2, 3.
B 3, 2, 1.
C 1, 3, 2.
D 2, 1, 3.
- Câu 28 : Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn giải phóng các dân tộc thuộc địa
A phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa
B phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế
C
chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản.
D chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
- Câu 29 : Nhân tố khách quan quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A sự nỗ lực vươn lên của nhân dân các nước Tây Âu.
B nhận được tiền bồi thường chiến phí để khôi phục kinh tế.
C chính sách đúng đắn của các nhà nước ở Tây Âu.
D viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mác-san”.
- Câu 30 : Chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được Đảng ta đề ra từ Hội nghị nào?
A Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1940.
B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941.
C Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939.
D Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 2-1943.
- Câu 31 : Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước là
A ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.
B thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
D mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12