Đề kiểm tra hết học kỳ I vật lý 11 trường THPT Sóc...
- Câu 1 : Khi khoảng cách giữa 2 điện tích điểm tăng 4 lần, đồng thời độ lớn của mỗi điện tích tăng lên gấp đôi, so với lực tương tác lúc đầu lực tương tác mới sẽ:
A tăng 4 lần.
B giảm 4 lần.
C giảm 16 lần.
D tăng 16 lần
- Câu 2 : Một điện tích điểm mang điện tích âm, điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A hướng về phía nó.
B hướng ra xa nó.
C phụ thuộc độ lớn của nó.
D phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
- Câu 3 : Biết hiệu điện thế UAB = 5V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A VA = 5V.
B VB = 5 V.
C VA - VB = 5 V.
D VB – VA = 5 V.
- Câu 4 : Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào dưới đây:
A Vôn kế.
B Ampe kế.
C Tĩnh điện kế.
D Công tơ điện.
- Câu 5 : Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch
A \(I = \frac{U}{R}\)
B \(I = \frac{{{U_{AB}} + E}}{{{R_{AB}}}}\)
C I = \(\frac{U}{{R + r}}\)
D \(I = \frac{E}{{R + r}}\)
- Câu 6 : Nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mắc nối tiếp với mạch ngoài có điện trở R = r thì cường độ dòng điện trong mạch I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó và mắc nối tiếp với nhau thì cường độ dòng điện I’. Chọn biểu thức đúng.
A I’ = 3I.
B I’ = 2I.
C I’ = 2,5I.
D I’ = 1,5 I.
- Câu 7 : Cho hai điện tích q1=\({8.10^{ - 8}}C\), q2=\( - {8.10^{ - 8}}C\) đặt tại A, B trong không khí, AB=4cm. Tìm véc tơ cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích gây ra tại C nằm trên đường trung trực của AB, cách AB 2cm, suy ra lực điện tác dụng lên điện tích q=\({2.10^{ - 9}}C\) đặt ở C.
- Câu 8 : Một tụ phẳng không khí có điện dung C=2pF được tích điện ở hiệu điện thế U=600V. a.Tính điện tích Q của tụ. b.Ngắt tụ ra khỏi nguồn, đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp 2. Tính điện dung C’ và hiệu điện thế U’ của tụ.
- Câu 9 : Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn có suất điện động \(\xi \) = 10 V, r = 1 Ω; tụ điện có điện dung C = 5 µF, đèn Đ loại 6 V - 12 W; các điện trở có giá trị R1 = 3 Ω ; R2 = 2 Ω ; bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở Rp = 2,5 Ω và anốt làm bằng đồng có A = 64 g/mol, n = 2. Bỏ qua điện trở của dây nối. Tính: a. Điện trở bóng đèn, cường độ dòng điện định mức của đèn. b. Cường độ dòng điện trong mạch chính, khối lượng Cu bám vào catôt sau 16 phút 5 giây. c. Điện tích của tụ điện
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp