Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử - Sở GD&ĐT Điện Biê...
- Câu 1 : Ý nào dưới đây giải thích không đúng “Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng giành chính quyền bằng bạo lực”?
A có sự kết hợp của lực lượng chính trị và vũ trang.
B lực lượng vũ trang góp phần quan trọng làm nên thắng lợi.
C công tác chuẩn bị lực lượng diễn ra lâu dài và chu đáo.
D lực lượng vũ trang kết hợp với lực lượng đồng minh.
- Câu 2 : Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa.
B Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.
C Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa.
D Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền.
- Câu 3 : Đảng Cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp (3-1945), vì
A mọi sự chuẩn bị chưa sẵn sàng.
B quân Nhật ở Đông Dương còn mạnh.
C chưa có cao trào làm tiền đề tổng khởi nghĩa.
D chưa có đủ điều kiện tổng khởi nghĩa.
- Câu 4 : Lực lượng xã hội mới xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897-1914) là
A tư sản, công nhân, tư sản dân tộc.
B tư sản dân tộc, tư sản, nông nhân
C tư sản, công nhân, tiểu tư sản.
D địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.
- Câu 5 : Ý nào sau đây thể hiện đúng nhất mối quan hệ giữa cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)?
A ruột thịt, thúc đẩy và gắn bó với nhau.
B hợp tác, giúp đỡ, tác động
C giúp đỡ, gắn bó, tác động.
D mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau.
- Câu 6 : Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là
A quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam từ ngày kí hiệp định.
B được kí kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn của các nước lớn.
C có sự tham gia đàm phán và cùng ký kết của các cường quốc.
D quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
- Câu 7 : Theo Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A dân chủ.
B tự trị.
C tự do.
D độc lập.
- Câu 8 : Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về
A kết quả.
B khuynh hướng.
C hình thức.
D đối tượng
- Câu 9 : Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là
A Mỹ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
B Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
C miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
- Câu 10 : Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20-30 của thế kỉ XX?
A Cuộc vận động Duy Tân tan rã và Phan Châu Trinh bị bắt.
B Phong trào Cần Vương thất bại và Hàm Nghị bị bắt.
C Việt Nam Quang phục Hội tan rã và Phan Bội Châu bị bắt.
D Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.
- Câu 11 : Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam đã
A khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến.
B làm cho tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam bị suy giảm.
C khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
D cho thấy sự đúng đắn của hệ tư tưởng phong kiến.
- Câu 12 : Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), chủ yếu là do
A muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
B thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng được yêu cầu.
C muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
D nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu
- Câu 13 : Cách mạng miền Bắc Việt Nam từ 1954-1975 có vai trò
A quyết định nhất.
B quan trọng nhất.
C cơ bản nhất.
D quyết định trực tiếp.
- Câu 14 : Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, vấn đề thống nhất đất nước về mặt nhà nước trở nên cấp thiết, vì:
A nhu cầu thống nhất thị trường dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội.
B yêu cầu đổi mới nên cần phải sớm tổ chức thống nhất đất nước.
C lãnh thổ thống nhất nhưng mỗi miền tồn tại hình thức nhà nước riêng.
D yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thống nhất.
- Câu 15 : Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với việc xây dựng chính quyền nhân dân sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công?
A Nâng cao uy tín quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B Làm cho các cơ quan tư pháp ở cơ sở được hoàn thiện.
C Làm cho bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn.
D Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Câu 16 : Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam yêu cầu nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo?
A Tư sản.
B Nông dân.
C Tiểu tư sản.
D Công nhân.
- Câu 17 : Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945, vì
A chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 7-1936.
C giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939.
- Câu 18 : Phong trào cách mạng 1930-1931, ở Việt Nam là phong trào đấu tranh
A có những hình thức tổ chức, đấu tranh hợp pháp.
B để lại bài học về kết hợp giữa nông thôn với thành thị.
C đầu tiên có sự đoàn kết giữa công nhân và nông dân.
D lớn nhất do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo.
- Câu 19 : Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 là quá trình
A khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
B tìm hiểu thông tin về các nước tư bản ở phương Tây.
C kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
D khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
- Câu 20 : Quốc gia có nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới vào những năm đầu thế kỉ XXI là
A Hàn Quốc.
B Mĩ.
C Nhật Bản.
D Trung Quốc.
- Câu 21 : Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) lại liên kết được với nhau, vì
A sợ không thu được lợi do buôn bán vũ khí và mất quyền lợi sau chiến tranh.
B hành động xâm lược của phát xít đe dọa sự tồn vong của các quốc gia, dân tộc.
C lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa thực phát xít và thù ghét chủ nghĩa cộng sản.
D việc Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản cục diện chính trị của cuộc chiến.
- Câu 22 : Nội dung được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” trong cuộc Duy tân Minh Trị (1868) để đưa Nhật Bản phát triển là
A kinh tế.
B chính trị.
C giáo dục.
D quân sự.
- Câu 23 : Sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “châu Á thức tỉnh” vì lí do nào dưới đây?
A Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ
B Nhiều nước ở châu Á giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
C Nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.
D Hầu hết các nước châu Á giành được độc lập.
- Câu 24 : Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là biểu hiện của xu thế nào?
A Toàn cầu hóa.
B Đa phương hóa
C Nhất thể hóa.
D Đa dạng hóa.
- Câu 25 : Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm
A làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.
B giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiên giải phóng Bắc Lào.
C tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.
D buộc thực dân Pháp phải đàm phán kết thúc chiến tranh.
- Câu 26 : Thắng lợi nào dưới đây có ý nghĩa kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam?
A Chiến thắng đông – xuân 1953-1954.
B Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.
C Chiến thắng biên giới thu – đông 1950.
D Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
- Câu 27 : Đâu không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
B Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
C Bảo vệ hòa bình thế giới.
D Liên minh với Trung Quốc.
- Câu 28 : ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sau hiệu ứng “Brexit” ở các nước châu Âu?
A Tăng cường đoàn kết nội khối.
B Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn.
C Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.
D Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.
- Câu 29 : Sự kiện ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia dân tộc trước thách thức gì?
A Chiến tranh năng lượng.
B Chủ nghĩa khủng bố.
C Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
D Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
- Câu 30 : Từ giữa năm 1961, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam
A có bước phát triển mới vì bắt đầu sử dụng bạo lực cách mạng.
B phát triển thành chiến tranh giải phóng.
C từ đấu tranh chính trị phát triển lên chiến tranh giải phóng.
D bắt đầu thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến chống Mĩ, cứu nước”.
- Câu 31 : Nguyễn Ái Quốc chưa chủ trương thành lập ngay một chính đảng vô sản ở Việt Nam năm 1925, vì lí do nào dưới đây?
A Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
B Pháp tăng cường đàn áp phong trào.
C Những điều kiện thành lập một chính đảng vô sản chưa chín muồi.
D Chủ nghĩa Mác – Lênin chưa truyền bá vào phong trào công nhân.
- Câu 32 : Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam là
A đánh thuế nặng vào mặt hàng nông nghiệp.
B tước đoạt ruộng đất của nông dân.
C không cho nông dân tham gia sản xuất.
D bắt nông dân đi phu phen tạp dịch.
- Câu 33 : Việc nhà Nguyễn bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp và thắng Pháp ở Gia Định năm 1860 đặt ra yêu cầu là phải biết
A chớp thời cơ.
B đoán thời cơ.
C chủ động kháng chiến.
D đoàn kết dân tộc.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12