Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2019 - Đề...
- Câu 1 : Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 – 3 – 1945) đã xác định kẻ thù chính của dân tộc ta là
A phát xít Nhật
B phong kiến tay sai
C thực dân Pháp và tay sai
D phát xít Nhật và tay sai
- Câu 2 : Thái độ của Pháp sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3- 1946) là:
A thực hiện ngừng bắn ở Nam bộ
B tỏ rõ thiện chí hòa bình với nước ta.
C thi hành nghiêm chỉnh những nội dung đã kí kết.
D tăng cường các hoạt động khiêu khích quân sự.
- Câu 3 : Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là:
A chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh
B thực hiện khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
C đánh đổ thực dân Pháp và tay sai, giành độc lập dân tộc.
D đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất.
- Câu 4 : Tháng 4 – 1917, Lê nin có bản báo cáo quan trọng, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa đi vào lịch sử với tên gọi là
A Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản
B Sắc lệnh hòa bình và ruộng đất
C Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
D Luận cương tháng tư.
- Câu 5 : Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta (2 – 1945)?
A Thỏa thuận đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng
B Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.
C Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận
D Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Câu 6 : Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao
B Triển khai chiến lược toàn cầu
C Tài nguyên thiên nhiên phong phú
D Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
- Câu 7 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919), thực dân Pháp sử dụng biện pháp nào để tăng ngân sách Đông Dương?
A Mở rộng quy mô sản xuất
B Khuyến khích phát triển công nghiệp nhẹ
C Tăng thuế và cho vay lãi
D Mở rộng trao đổi buôn bán
- Câu 8 : Thuận lợi chủ yếu của Liên Xô trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới
B Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.
C Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô
D Giành được nhiều thuộc địa trong chiến tranh
- Câu 9 : Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 được gọi là
A Công xã nhân dân
B Xô viết
C Nhà nước tư sản
D Nhà nước kiểu mới
- Câu 10 : Mục tiêu của Trung Quốc trong cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 là
A Giàu mạnh, dân chủ, văn minh
B Nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài
C
Tự do, bình đẳng, bác ái
D Độc lập tự chủ, tiến bộ xã hội.
- Câu 11 : “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” được trích trong văn kiện nào?
A Kháng chiến nhất định thắng lợi (9 – 1947)
B Chỉ thị toàn dân kháng chiến ( 12 – 12 – 1946)
C Tuyên ngôn độc lập ( 2 -9 – 1945)
D Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 19 – 12 – 1946).
- Câu 12 : Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng 8 năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương
B Từ trước khi Nhật đầu hàng đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương
C Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
- Câu 13 : Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến của ta có thêm thuận lợi mới là:
A hai nước Lào và Campuchia giành được độc lập
B các thuộc địa của Pháp ở châu Phi giành được độc lập
C các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta
D sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
- Câu 14 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là:
A công nhân, nông dân và tư sản dân tộc
B công nhân, nông dân và tiểu tư sản
C công nhân, tư sản và tiểu tư sản
D Địa chủ, nông dân và công nhân
- Câu 15 : Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữ Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết
B Mỹ viện trợ cho Nhật Bản
C Mỹ đóng quân tại Nhật Bản
D Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản
- Câu 16 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây âu liên minh chặt chẽ với Mỹ về quân sự?
A Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
B Tham gia khối quân sự NATO
C Thành lập nhà nước cộng hòa ở Tây Đức
D Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ
- Câu 17 : Phong trào dân chủ 1936-1939 mang tính dân tộc sâu sắc vì?
A phương pháp đấu tranh công khai, hợp pháp
B huy động được các tầng lớp giai cấp tham gia
C là phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo
D chủ yếu tiến hành bằng hình thức đấu tranh chính trị
- Câu 18 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là “Lục địa trỗi dậy” vì?
A là “lá cờ đầu” trong phong trào đầu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ
B phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ
C phong trào công dân diễn ra sôi nổi
D phong trào đấu tranh chống chế độc tài thân Mĩ phát triển
- Câu 19 : Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì?
A góp phần chuẩn bị chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
B góp phần làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc
C góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin và lý luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam
D góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác
- Câu 20 : Vì sao từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A các nước muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài với khu vực
B các nước cần cải thiện mối quan hệ với các nước Đông Dương
C các nước không muốn phụ thuộc vào nguồn vốn và thị trường bên ngoài
D chiến lược kinh tế hướng nội không còn phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế
- Câu 21 : Với chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới vì
A đã bảo vệ vững chức căn cứ đại Việt Bắc và cơ quan đầu não của ta
B bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu
C tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm phân tán một bộ phận lớn quân địch
D đã làm thất bạn âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
- Câu 22 : Mục tiêu đấu tranh trước mắt của phong trào dân chủ 1936-1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930-1931?
A Đòi cải thiện đời sống, tự do, dân chủ, hòa bình
B Đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân
C Tập trung và nhiệm vụ chống đế quốc
D Tập trung và nhiệm vụ chống phong kiến
- Câu 23 : Một trong những tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa là
A sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới
B sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế
C sự thúc đẩy nhanh, mạnh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất
D sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực
- Câu 24 : Quân Nhật ở Đông Dương rệt rã Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi trong đoạn trích trên được hiểu là
A quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh
B sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng Minh
C các lực lượng vũ trang đã vào vị trí
D phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện
- Câu 25 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế
B áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại
C các công ty, tập đoàn lớn có sức sản xuất mạnh mẽ, tầm nhìn xa, quản lí tốt
D coi trọng yếu tố con người trong phát triển, là lực lượng nòng cốt hàng đầu
- Câu 26 : Sau cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc” nhằm thực hiện chủ trương
A tập trung và xây dựng chính quyền mới
B tranh thủ thời gian hòa bình để xây dựng đất nước
C tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù
D tập trung lực lượng để đối phó với nội gián trong nước
- Câu 27 : Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho
A cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài
B cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện
C Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn
D nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất
- Câu 28 : Hạn chế của “Luận cương chính trị” (10-1930) so với “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” (2-1930) của Đảng là
A chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân
B chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam
C mang tính chất hữu khuynh, giáo điều
D nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
- Câu 29 : Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực?
A Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật ở Châu Á
B Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á
C Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới
D Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật
- Câu 30 : Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một chiến sĩ yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản?
A Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxai (1919)
B Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (1920)
C Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô (1924)
D Đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin (1920)
- Câu 31 : Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929-1939 là
A tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc
B chạy đua vũ tranh, chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ hai
C theo đuổi lập trường chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
D trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài lãnh thổ
- Câu 32 : Nét khác biệt cơ bản giữa tổ chức ASEAN với Liên minh Châu Âu (EU) là
A Hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, quân sự.
B Hội nhập tất cả các nước trong khu vực có chế độ chính trị khác nhau
C Chung ngôn ngữ, chung nền văn hóa và trình độ phát triển tương đồng.
D Xem hợp tác và phát triển kinh tế, tài chính là hoạt động chủ yếu.
- Câu 33 : Bài học kinh nghiệm quan trọng từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo về chủ quyền lãnh thổ hiện nay là
A phân hóa, cô lập kẻ thù, chớp thời cơ linh hoạt.
B tăng cường quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C nhạy bén trước tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
D xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Câu 34 : Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?
A Là định hướng cơ bản.
B Chỉ là một trong nhiều nhân tố.
C Đây là giai đoạn quyết định.
D Là cơ sở quan trọng.
- Câu 35 : Điểm khác biệt nổi bật nhất của Liên minh châu Âu (EU) với các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới là
A đề ra những nguyên tắc căn bản trong quan hệ giức các nước thành viên.
B có quá trình “nhất thể hóa” cao độ về chính trị, kinh tế, tài chính.
C chỉ những nước công nghiệp phát triển (G20) mới được kết nạp.
D kết nạp rộng rãi các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau.
- Câu 36 : Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là
A phát triển theo hai khuynh hướng vô sản và phong kiến
B phát triển theo ba khuynh hướng dân chủ tư sản, vô sản và phong kiến.
C phát triển theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.
D phát triển theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và phong kiến.
- Câu 37 : Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là
A chưa tân dụng nguồn bốn và kĩ thuất từ bên ngoài.
B trình độ của người lao động còn thấp.
C sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.
D trình độ quản lí, kĩ thuật còn thấp.
- Câu 38 : Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?
A Có điểu kiện ổn định về chính trị để phát triển
B Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực
C Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển .
D Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước.
- Câu 39 : Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm 1941?
A Có phong trào quần chúng sôi nổi từ trước
B Mọi người đều tham gia mặt trận Việt Minh
C Có lực lượng du kích phát triển từ rất sớm
D Sớm hình thành các Hội Cứu quốc
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12