Thi Online - Các chiến lược chiến tranh của Mĩ và...
- Câu 1 : Chiến thắng nào mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” khắp miền Nam?
A Ấp Bắc (2-1-1963)
B Vạn Tường (18-8-1965)
C Mùa khô 1965-1966.
D Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
- Câu 2 : Chiến thắng nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam?
A An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)
B Ấp Bắc (Mĩ Tho), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)
C Bình Giã (Bà Rịa). An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi)
D An Lão (Bình Định), Ấp Bắc (Mĩ Tho), Ba Gia (Quảng Ngãi),
- Câu 3 : Từ năm 1969 đến năm 1973, đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược gì ở miền Nam Việt Nam?
A "Chiến tranh đặc biệt".
B "Chiến tranh một phía".
C "Việt Nam hoá chiến tranh".
D "Chiến tranh cục bộ".
- Câu 4 : Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã chứng tỏ
A Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành
B Quân dân ta có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ
C Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
D Quân dân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ
- Câu 5 : Chiến lược chiến tranh nào được thực hiện ở quy mô trên toàn Đông Dương?
A Chiến tranh đặc biệt.
B Chiến tranh cục bộ.
C Việt Nam hóa chiến tranh.
D Đông Dương hóa chiến tranh
- Câu 6 : Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” được tiến hành trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ
A Chiến tranh cục bộ
B Chiến tranh đặc biệt .
C Việt Nam hóa chiến tranh
D Chiến tranh phá hoại.
- Câu 7 : Hiểu như thế nào cho đúng về chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ?
A Đây là một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân cũ, dựa trên nền tảng lực lượng quân ngụy, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.
B Đây là một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đôi viễn chinh Mĩ và quan chư hầu.
C Đây là một hình thức chiến tranh của chù nghĩa thực dân cũ, được tiến hành bằng Quân đội lính đánh thuê, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, phương tiện chiến tranh Mĩ.
D Đây là một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.
- Câu 8 : Thành tựu của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược trong năm 1964 lả?
A Năm 1963, địch chỉ kiểm soát được 1/2 tổng số ấp chiến lược trên toàn miền Nam.
B Năm 1962, cách mạng miền Nam vẫn kiểm soát được 1/2 lãnh thổ và 1/2 dân số Miền Nam.
C Năm 1965, kế hoạch ấp chiến lược của Mĩ đã thất bại hoàn toàn.
D Năm 1964, địch chỉ kiểm soát được khoáng 1/5 số ấp so với dự kiến.
- Câu 9 : Chiến thắng nào của quân và dân miền Nam đánh dấu sự phá sản về cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ?
A An Lão.
B Ba Gia.
C Ấp Bắc.
D Bình Giã
- Câu 10 : Quyết tâm "Một tấc không đi, một li không rời" được nhân dân miền Nam thực hiện trong việc chống lại thủ đoạn nào của Mĩ trong Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 – 1965).
A Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
B Dồn dân, lập "ấp chiến lược".
C Sử dụng phổ biến chiến thuật mới "trực thăng vận", "thiết xa vận".
D Mở các cuộc hành quân càn quét.
- Câu 11 : Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/2963?
A Mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, tìm nguy mà diệt" trên toàn miền Nam.
B Mở ra khả năng đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.
C Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
D Bước đầu đánh bại các chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" của Mĩ.
- Câu 12 : Mục đích của Mĩ-Diệm khi xây dựng “ấp chiến lược” ở miền Nam Việt Nam là
A Để cải tạo nông thôn, phục vụ chính sách mị dân
B Để bình định miền Nam Việt Nam
C Để bóc lột nhân lực, vật lực ở nông thôn
D Để tịch thu ruộng đất của nông dân.
- Câu 13 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
A Nhanh chóng tạo ưu thế mới về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân ta bằng các cuộc hành quân “tìm, diệt”
B Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về thế phòng ngự, phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới
C Mở các cuộc hành quân “tìm, diệt” và “bình định” vào các vùng giải phóng của ta
D Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược
- Câu 14 : Sự kiện đảo chính lật đổ chính quyền Diệm 11/1963 chứng tỏ điều gì?
A Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn, giữa Mĩ - Diệm ngày càng sâu sắc, không thể dung hoà được.
B Đánh dấu một thất bại quan trọng của Mĩ trong việc thiết lập một chính quyền tay sai ở Miền Nam.
C Đảo chính đã chứng tò chính quyền Sài Gòn đã lung lay, khủng hoảng sâu sắc.
D Chứng tỏ chiến lược “Chiến tranh cục bộ” hoàn toàn thất bại.
- Câu 15 : Âm mưu của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt giống với âm mưu trong chiến lược nào sau đây
A Chiến tranh đơn phương
B Việt Nam hóa chiến tranh.
C Chiến tranh cục bộ
D Tràn ngập lãnh thổ
- Câu 16 : Điểm giống nhau về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường là
A Chứng tỏ sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.
B Làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
C Tiêu hao một bộ phận lớn sinh lực địch
D Chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.
- Câu 17 : Hai chiến lược chiến tranh mà Mĩ đều tiến hành đánh phá miền Bắc là
A Chiến tranh đơn phương và chiến tranh đặc biệt
B Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ
C Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đơn phương
D Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh
- Câu 18 : Sự khác biệt cơ bản về lực lượng của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A Lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng nhất.
B Lực lượng quân đồng minh của Mĩ giữ vai trò quyết định.
C Sử dụng vũ khí, trang thiết bị của Mĩ.
D Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.
- Câu 19 : Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” là
A Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
B Đều thực hiện ở ba nước Đông Dương.
C Đều sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu.
D Đều thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
- Câu 20 : Một trong những điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hoá chiến tranh" là gì
A Thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt“
B Mĩ ra sức dồn dân, lập ấp, coi ấp chiến lược là quốc sách
C Mở ra các cuộc tiến công để tìm diệt và bình định
D Sử dụng quân đội Sài Gòn để mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương
- Câu 21 : Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian1.chiến thắng Vạn Tường2.chiến thắng Bình Giã.3.chiến thắng 2 mùa khô4.chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
A 2-4-3-1
B 2-1-3-4
C 1-2-3-4
D 1-3-2-4
- Câu 22 : Hiểu như thế nào về ấp chiến lược cho đúng ?
A Ấp chiến lược là nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.
B Ấp chiến lược là một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện "tát nước bắt cá", đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.
C Ấp chiến lược là một mô hình xây dựng kinh tế - xã hội do Mĩ trực tiếp quản lí ở vùng đô thị miền Nam.
D Ấp chiến lược là một chính sách nhằm cướp lại ruộng đất của nhân dân ta, tạo điều kiện cho các thế lực địa chủ - tư sản hoá ở miền Nam phát triển làm chỗ dựa xã hội cho chính quyền Diệm.
- Câu 23 : Thắng lợi nào sau đây không phải là thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)?
A Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân năm 1968.
B Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
C Hiệp định Pari được kí kết.
D Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12