- Đảng lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc (...
- Câu 1 : Phong trào nào được đánh giá là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A Phong trào cách mạng 1930 -1931
B Cuộc vân động dân chủ 1936 -1939
C Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì (1940)
D Cao trào kháng Nhật cứu nước
- Câu 2 : Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là
A Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.
B Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.
C Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.
D Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh
- Câu 3 : Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939), khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu
A Lập chính quyền dân chủ
B Lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C Lập chính phủ dân chủ cộng hòa
D Lập chính quyền cộng hòa
- Câu 4 : Hội nghị nào cho rằng chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân?
A Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930).
B Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936).
C Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939).
D Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941).
- Câu 5 : Nội dung nào sau đây thuộc hoạt động chuẩn bị lực lượng vũ trang cho Cách mạng tháng Tám?
A Vận động quần chúng tham gia các hội Cứu quốc.
B Phát triển lực lượng từ đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai.
C Đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam.
D Vận động binh lính người việt trong quân đội Pháp đấu tranh chống phát xít.
- Câu 6 : Hội nghị nào đánh dấu hoàn thành quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945?
A Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936.
B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.
C Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng5/1941.
D Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945.
- Câu 7 : Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
A triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
C phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc
- Câu 8 : Ý nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Phong trào 1930 – 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên cho cách mạng tháng Tám?
A Khẳng định vai trò của khối liên minh công – nông.
B Xây dựng được đội ngũ cán bộ Đảng viên.
C Xây dựng mặt trận đoàn kết đông đảo quần chúng.
D Tổ chức lực lượng quần chúng đấu tranh.
- Câu 9 : Nói phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tập dượt thứ hai cho Cách mạng tháng Tám không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A Quần chúng được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.
B Đảng thêm trưởng thành về chỉ đạo chiến lược và tích lũy kinh nghiệm.
C Đội ngũ cán bộ Đảng viên có sự phát triển về số lượng và trưởng thành.
D Chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám.
- Câu 10 : Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám được diễn ra tập trung nhất ở giai đoạn nào?
A 1930 – 1935
B 1936 – 1939
C 1939 – 1945
D 1930 – 1939.
- Câu 11 : Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi nào?
A quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
B thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.
C Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.
D Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.
- Câu 12 : Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng?
A Hội nghị họp tháng 10 – 1930
B Hội nghị họp tháng 7 – 1936
C Hội nghị họp tháng 11 – 1939
D Hội nghị họp tháng 5 – 1941
- Câu 13 : Tư tưởng cốt lõi trong đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 là gì?
A tự do, dân chủ.
B độc lập, tự do.
C độc lập, dân chủ.
D chủ nghĩa xã hội.
- Câu 14 : Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11/ 1939 có điểm gì tương đồng với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 về mặt nội dung?
A Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
D Xác định hình thái khởi nghĩa từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
- Câu 15 : Nhận định nào chính xác về vai trò chung của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Đều là cơ sở của bạo lực cách mạng.
B Đều đóng vai trò quyết định thắng lợi.
C Đều phát triển từ đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai.
D Đều gắn với sự phát triển của Mặt trận Việt Minh.
- Câu 16 : Khối liên minh công - nông được hình thành từ phong trào 1930 - 1931 đánh dấu bằng sự kiện nào?
A Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
B Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930)
C Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên.
D Chính quyền Xô Viết được thành lập
- Câu 17 : Điểm khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1930 -1931 với các phong trào đấu tranh ở các giai đoạn trước là
A Là phong trào cách mạng đầu tiên đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
B Đề ra nhiệm vụ- mục tiêu đấu tranh triệt để
C Diễn ra trên quy mô rộng lớn nhưng vẫn mang tính thống nhất cao
D Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt
- Câu 18 : Tại sao ở cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng chỉ có 3 nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền trong năm 1945?
A Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này
B Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã
C Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước
D Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12