Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT...
- Câu 1 : Một điện tích điểm q dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN. Công của lực điện thực hiện khi điện tích q dịch chuyển từ M đến N là
A. qUMN
B. \({q^2}{U_{MN}}\)
C. \(\frac{{{U_{MN}}}}{q}\)
D. \(\frac{{{U_{MN}}}}{{{q^2}}}\)
- Câu 2 : Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm \(L = 30\mu H\) và tụ điện có điện dung C, mạch thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m. Giá trị của C là
A. 93,8 pF
B. 0,59 nF
C. 1,76 pF
D. \(3,12\mu F\)
- Câu 3 : Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe S1 , S2, là 0,5 mm. Màn E đặt sau hai khe S1S2 và song song với S1S2 cách S1S2 là 1,5 m. Ánh sáng thí nghiệm có dải bước sóng \(0,41\,\mu m \le \lambda \le 0,62\,\mu m\), tại M trên màn E cách vân sáng trắng 1,1 cm, bức xạ cho vân sáng với bước sóng ngắn nhất gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 0,52µm
B. 0,42µm
C. 0,45µm
D. 0,61µm
- Câu 4 : Hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) phóng xạ ra một hạt α rồi tạo thành hạt nhân X với chu kì bán rã là 138 ngày. Ban đầu có 0,2g \(_{84}^{210}Po\). Sau 690 ngày thì khối lượng hạt nhân X tạo thành có giá trị gần nhất là
A. 0,010 g
B. 0,190 g
C. 0,175 g
D. 0,950 g
- Câu 5 : Đặt một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \omega t\,\left( V \right)\) vào hai đầu một đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn dây cảm thuần L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Tụ C có điện dung thay đổi được. Thay đổi C, khi \({Z_C} = {Z_{{C_1}}}\) thì điện áp hai đầu đoạn mạch nhanh pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện chạy trong mạch, khi \({Z_C} = {Z_{{C_2}}} = \frac{{25}}{4}{Z_{{C_2}}}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại. Hệ số công suất của mạch khi \({Z_C} = {Z_{{C_2}}}\) là:
A. 0,785
B. 0,860
C. 0,956
D. 0,800
- Câu 6 : Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 90%. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây và không vượt quá 20%. Nếu công suất sử dụng điện của khu dân cư này tăng 20% và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó là :
A. 87,7%
B. 89,2%
C. 92,8%
D. 85,8%
- Câu 7 : Cho đoạn mạch AB gồm: biến trở R, cuộn dây không thuần cảm với độ tự cảm L=0,6/πH, và có điện dung \(C = {10^{ - 3}}/\left( {3\pi } \right)\,\,F\) mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\) (U không thay đổi) vào hai đầu A, B. Thay đổi giá trị biến trở R ta thu được đồ thị phụ thuộc của công suất tiêu thụ trên mạch vào giá trị R theo đường (1). Nối tắt cuộn dây và tiếp tục thu được đồ thị (2) biểu diễn sự phụ thuộc của công suất trên mạch vào giá trị R. Điện trở thuần của cuộn dây là :
A. 90Ω
B. 30Ω
C. 10Ω
D. 50Ω
- Câu 8 : Cho một con lắc đơn lý tưởng gồm dây treo có độ dài 1 m và một vật nhỏ có khối lượng 100 g. Con lắc được treo tại vị trí có gia tốc trọng trường bằng 10m/s2. Khi con lắc đang đứng cân bằng thì truyền cho quả nặng một vận tốc ban đầu bằng 40 cm/s theo phương ngang. Khi con lắc đi tới vị trí biên thì giữ cố định điểm chính giữa của dây treo. Tốc độ cực đại của quả nặng sau đó là :
A. 80 cm/s
B. \(40\sqrt 2 \)cm/s
C. \(20\sqrt 2 \)cm/s
D. 20 cm/s
- Câu 9 : Khi nguyên tử hiđro ở trạng thái dừng thứ n, lực Cu-lông tương tác giữa clectron và hạt nhân F1; khi ở trạng thái dừng thứ m lực tương tác đó là F2 với m, n nhỏ hơn 6. Biết \({F_1} = 0,4096\,{F_2}\) , gọi r0 là bán kính quỹ đạo của clectron ở trạng thái cơ bản. Khi electron chuyển từ quỹ đạo n về quỹ đạo m thì bán kính quỹ đạo :
A. tăng 5r0
B. tăng 11r0
C. giảm 9r0
D. giảm 21r0
- Câu 10 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên trục Ox với chu kì T. Trong chu kì dao động đầu tiên, động năng của con lắc tại các thời điểm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn có giá trị trong bảng sau:
A. \({t_1} = \frac{T}{{12}}\)
B. \({t_6} = \frac{{19T}}{{12}}\)
C. \({t_4} = \frac{{3T}}{8}\)
D. \({t_7} = \frac{{2T}}{3}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất