Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật lý trường THPT Ngu...
- Câu 1 : Một mạch dao động LC gồm một tụ điện có điện dung C=0,1\(\mu \) F, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L=1H. Tần số góc của mạch dao động LC là :
A. 3136,3 Rad/s
B. 3126,3 Rad/s
C. 3166,3 Rad/s
D. 3162,3 Rad/s
- Câu 2 : Đặt điện áp u = U\(\sqrt 2 \)cos(wt) (V) vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thưc liên hệ giữa các đại lượng là:
A. \(\frac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \frac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = \frac{1}{2}.\)
B. \(\frac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \frac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = 1.\)
C. \(\frac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \frac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = \frac{1}{4}.\)
D. \(\frac{{{u^2}}}{{{U^2}}} + \frac{{{i^2}}}{{{I^2}}} = 2.\)
- Câu 3 : Phương trình sóng tại hai nguồn là: uA= uB = acos(20\(\pi \)t)(cm). A, B cách nhau 20cm, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v =15cm/s. C, D là hai điểm nằm trên hai vân cực đại và tạo với AB một hình chữ nhật ABCD. Hình chữ nhật ABCD có diện tích cực đại là:
A. 1863,6 cm2
B. 2651,6 cm2
C. 20,128 cm2
D. 10,128 cm2
- Câu 4 : Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ α=60. Con lắc có động năng bằng 2 lần thế năng tại vị trí có li độ góc là:
A. 2,50
B. 20
C. 1,50
D. 3,50
- Câu 5 : Một sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 10m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha nhau là:
A. 10m
B. 20m
C. 5m
D. 15m
- Câu 6 : Trong thí nghiệm Iâng, hai khe sáng cách nhau 1mm, cách màn 2m, ánh sáng dùng trong thí nghiệm λ = 0,6 μm. Biết bề rộng của vùng giao thoa trên màn là 49,6mm . Tính số vân sáng và vân tối trên màn.
A. 42 vân sáng; 41 vân tối
B. Một giá trị khác
C. 41 vân sáng; 42 vân tối
D. 43 vân sáng; 44 vân tối
- Câu 7 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young có a = 1,5mm, D = 1,5m, ánh sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có λ1 = 0,5µm, λ2 = 0,6µm. Khoảng cách của vân sáng bậc 4 ở cùng phía ứng với hai ánh sáng đơn sắc trên
A. 0,44mm
B. 0,45mm
C. 0,4mm
D. 0,54mm
- Câu 8 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young có a = 1,5mm, D = 1,5m, ánh sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có λ1 = 0,5µm, λ2 = 0,6µm. Vị trí các vân sáng trùng nhau của hai hệ vân trên (không kể vân TT)
A. ± 3n (mm)
B. ± 3 (mm)
C. ± 6 (mm)
D. ± 9 (mm)
- Câu 9 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young có a = 1,5mm, D = 3m, người ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 5 ở cùng một phía so với vân TT là 3mm. Số vân sáng quan sát được trên vùng giao thoa có bề rộng 11mm
A. 9 vân sáng
B. 8 vân sáng
C. 11 vân sáng
D. 10 vân sáng
- Câu 10 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khi đưa toàn bộ hệ thống từ không khí vào trong môi trường có chiết suất n, thì khoảng vân giao thoa thu được trên màn
A. Tăng n2 lần
B. Tăng n lần
C. Giữ nguyên
D. Giảm n lần
- Câu 11 : Hai khe Young cách nhau 2mm, cách màn 2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có λ1 = 0,45µm, λ2 = 0,5µm. Các vị trí trên màn mà hai hệ vân trùng nhau
A. - 4,5n (mm)
B. ± 4,5n (mm)
C. 4,5n (mm)
D. 4,5 (mm)
- Câu 12 : Người ta đếm được trên màn 12 vân sáng trải dài trên bề rộng d = 13,2mm. Khoảng cách vân
A. 1,2 mm
B. 1mm
C. 2mm
D. 1,5mm
- Câu 13 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, a = 0,3mm, D = 1m, i = 2mm. Vị trí vân sáng bậc 5
A. -10mm
B. ± 10cm
C. 10mm
D. ± 10mm
- Câu 14 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai bước sóng λ1 = 0,6µm và λ2. Trên màn, người ta thấy ở cùng một phía vân tối thứ 5 của hệ vân λ1 trùng với vân sáng thứ 5 của hệ vân λ2. Bước sóng λ2
A. 0,65µm
B. 0,54µm
C. 0,76µm
D. 0,40µm
- Câu 15 : Quang phổ liên tục của một nguồn sáng
A. Phụ thuộc thành phần cấu tạo, không phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn sáng
B. Không phụ thuộc thành phần cấu tạo và nhiệt độ nguồn sáng
C. Không phụ thuộc thành phần cấu tạo, phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn sáng
D. Phụ thuộc thành phần cấu tạo và nhiệt độ nguồn sáng
- Câu 16 : . Trong thí nghiệm Young, cho a = 2mm, D = 1,6m, λđ = 0,75µm, λt = 0,4µm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 màu đỏ với vân sáng bậc 1 màu tím ở cùng một phía vân TT (bề rộng quang phổ bậc 1)
A. 28mm
B. 0,34mm
C. 34mm
D. 0,28mm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất