Đề thi giữa HK1 môn Sinh 7 năm học 2019 - 2020 Trư...
- Câu 1 : Động vật nguyên sinh nào sau đây có lối sống kí sinh
A. Trùng roi xanh
B. Trùng giày
C. Trùng biến hình
D. Trùng kiết lị
- Câu 2 : Khi mổ các động vật không xương cần chú ý điều gì?
A. Mổ ở mặt bụng
B. Mổ ở mặt lưng
C. Mổ ở các vị trí đều được
D. Mổ ở mặt bên
- Câu 3 : Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn các loài thuộc ngành ruột khoang?
A. Thủy tức, giun kim , giun đũa
B. Lươn, mực , bạch tuộc
C. Sứa, san hô, thủy tức
D. Hải quì, sao biển, ốc sên
- Câu 4 : Cơ thể là một tế bào hình thoi, đuôi nhọn đầu tù và có một roi dài. Roi xoáy vào nước giúp chúng di chuyển là đặc điểm của động vật nguyên sinh nào?
A. Trùng roi xanh
B. Trùng giày
C. Trùng biến hình
D. Trùng kiết lị
- Câu 5 : Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ:
A. Sắc tố ở màng cơ thể
B. Màu sắc của các hạt diệp lục
C. Màu sắc của điểm mắt
D. Sự trong suốt của màng cơ thể
- Câu 6 : Câu nào sau đây là không đúng khi nói về ruột khoang?
A. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, chủ yếu sống ở nước mặn
B. Đa số các loài ruột khoang có lối sống kí sinh
C. Ruột dạng túi
D. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
- Câu 7 : Loài ruột khoang nào sau đây có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái ở biển
A. Sứa
B. San hô
C. Hải quì
D. Thủy tức
- Câu 8 : Trùng kiết lị giống trùng biến hình ở đặc điểm nào trong số các đặc điểm sau đây:
A. Có chân giả
B. Di chuyển tích cực
C. Sống tự do ngoài thiên nhiên
D. Ăn hồng cầu
- Câu 9 : Giun đất có:
A. 1 lỗ cái, 2 lỗ đực
B. 2 lỗ cái, 1lỗ đực
C. 2 lỗ cái, 2 lỗ đực
D. 1 lỗ cái, 1lỗ đực
- Câu 10 : Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường trên không?
A. ngỗng, vịt trời, gà, bướm
B. mực, sứa, vịt trời, công
C. quạ, đại bàng, chuồn chuồn, chim én
D. hến, tôm hùm, chim cánh cụt, ngỗng
- Câu 11 : Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì?
A. quang hợp
B. bài tiết
C. trao đổi khí
D. nhận biết ánh sáng
- Câu 12 : Điều không thuộc đặc điểm chung của sâu bọ là
A. cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có một đôi râu
B. ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh
C. biến thái không hoàn toàn
D. hô hấp bằng ống khí
- Câu 13 : Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống trên cạn?
A. hổ, sứa, mực, cáo
B. đại bàng, muỗi, hến, ngựa
C. linh dương, khỉ, diều hâu, cá
D. gà, chó, nai, thỏ
- Câu 14 : Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường nước?
A. cá chép, vịt, báo, chó
B. tôm, mực, ngao, bạch tuộc
C. sứa, ruồi, ốc, hến
D. trai, ngao, hươu, hổ
- Câu 15 : Trong cơ thể muỗi Anôphen, trùng sốt rét sinh sản
A. phân đôi
B. vô tính
C. hữu tính
D. tiếp hợp
- Câu 16 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm phân biệt giữa thực vật với động vật?
A. không có khả năng tự di chuyển
B. không có khả năng phản ứng
C. đa số không có khả năng tự dưỡng
D. không có hệ thần kinh và giác quan
- Câu 17 : Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng giày
B. Trùng biến hình
C. Trùng sốt rét
D. Trùng roi xanh
- Câu 18 : Hầu hết giun tròn kí sinh ở
A. người, động vật và cả thực vật
B. nấm
C. tảo
D. thực vật
- Câu 19 : Hải quỳ khác san hô ở đặc điểm
A. cơ thể hình trụ
B. kiểu sống bám
C. không sống tập đoàn
D. nhiều tua miệng
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét