40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Động vật có x...
- Câu 1 : Mắt cá không có mí, màng mắt tiếp xúc với nước có tác dụng:
A. Giúp màng mắt không bị khô
B. Dễ phát hiện kẻ thù
C. Dễ tìm mồi
D. Giảm sức cản của nước
- Câu 2 : Da cá có nhiều tuyến tiết chất nhày có tác dụng:
A. Bảo vệ da khỏi khô
B. Giảm sức cản của nước
C. Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước
D. Giúp cá hô hấp
- Câu 3 : Vảy cá xếp lợp mái ngói có tác dụng:
A. Giảm sức cản của nước
B. Giữ ấm cơ thể cá
C. Để thân cử động dễ dàng theo chiều ngang
D. Giảm sự ma sát giữa da cá và môi trường
- Câu 4 : Vây lưng và vây hậu môn của cá có tác dụng:
A. Giúp cá di chuyển về phía trước
B. Giúp cá bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới
C. Làm tăng diện tích dọc thân cá đảm bảo thế cân bằng cho cá
D. Giúp cá rẽ phải hoặc rẽ trái
- Câu 5 : Làm nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cá khi bơi đứng 1 chỗ, hướng lên hoặc xuống, rẽ trái, rẽ phải, dừng lại, bơi lùi là chức năng của:
A. Vây ngực và vây bụng
B. Vây bụng và vây đuôi
C. Vây ngực và vây đuôi
D. Vây đuôi và vây hậu môn
- Câu 6 : Cá chép hô hấp bằng:
A. Da
B. Phổi
C. Da và phổi
D. Mang
- Câu 7 : Số lượng tấm mang của cá chép:
A. 4 tấm mang
B. 4 đôi tấm mang
C. 4 đôi tấm mang nằm ở mỗi bên đầu
D. Cả a, b, c đều sai
- Câu 8 : Chức năng lọc từ máu các chất không cần thiết thải ra ngoài ở cá chép là:
A. Gan
B. Thận
C. Ruột
D. Tĩnh mạch
- Câu 9 : Ý nghĩa của cá đối với đời sống con người:
A. Cung cấp thực phẩm giàu đạm, vitamin
B. Da dùng để đóng giày, làm cặp. Xưong và bã mắm làm phân bón và thức ăn cho gia súc
C. Làm thuốc trị bệnh còi xương, khô mắt, sưng khớp...
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 10 : Mắt ếch có mí, có thể khép mở được để:
A. Tăng khả năng quan sát xung quanh
B. Tăng khả năng quan sát và giữ cho mắt khỏi khô
C. Bảo vệ mắt, tránh ánh sáng gắt và giữ cho mắt khỏi khô
D. Ngăn cho nước không vào mắt khi bơi
- Câu 11 : Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
A. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành khối thuôn nhọn về trước
B. Da có chất nhày, chi sau có màng bơi
C. Mắt, mũi ở vị trí cao nhất trên đầu
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 12 : Những đặc điểm ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
A. Chi phát triển, gồm nhiều đoạn khớp với nhau linh hoạt
B. Mắt có mí, tai có màng nhĩ
C. Có phổi, mũi thông với khoang miệng
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 13 : Ếch sinh sản theo lối:
A. Thụ tinh ngoài
B. Thụ tinh trong
C. Thụ tinh ngoài kết hợp thụ tinh trong
D. Không thụ tinh
- Câu 14 : Vào mùa đông ếch ẩn mình trong hang hốc ẩm. Hiện tượng đó gọi là:
A. Sinh sản
B. Sinh trưởng
C. Trú đông
D. Ẩn núp
- Câu 15 : Bộ xương ếch có vai trò:
A. Tạo khoang bảo vệ não, tuỷ sống, nội quan
B. Nơi bám của các cơ giúp ếch di chuyển
C. Tạo khung nâng đỡ cơ thể
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 16 : Hệ cơ của ếch phát triển nhất là ở:
A. Cơ đầu
B. Cơ đùi
C. Cơ đùi và cơ bắp
D. Cơ bắp và cơ đầu
- Câu 17 : Đại diện nào của lưỡng cư được xếp vào bộ lưỡng cư có đuôi?
A. Ếch giun
B. Cá cóc Tam Đảo
C. Ễnh ương
D. Cóc nhà
- Câu 18 : Thằn lằn có tập tính bắt mồi vào lúc:
A. Ban ngày
B. Ban đêm
C. Buổi chiều
D. Buổi chiều và đêm
- Câu 19 : Thằn lằn có đặc điểm nào thích nghi với sự di chuyển bò sát đất:
A. Da khô có vảy sừng
B. Thân dài, đuôi rất dài
C. Bàn chân 5 ngón, có vuốt
D. Cả b, c đều đúng
- Câu 20 : Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng khác với ếch đồng là:
A. Mắt có mí cử động được
B. Tai có màng nhĩ
C. Da khô, có vảy sừng bao bọc
D. 4 chi đều có ngón
- Câu 21 : Cấu tạo tim của thằn lằn:
A. 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất
B. 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất
C. 2 tâm thất và 1 tâm nhĩ
D. 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn hụt
- Câu 22 : Động tác hô hấp của thằn lằn thực hiện được nhờ:
A. Các cơ lưng co, dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực
B. Các cơ liên sườn co, dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực
C. Cử động nâng lên, hạ xuống của thềm miệng
D. Các cơ liên sườn co, dãn kết hợp với sự nâng, hạ của thềm miệng
- Câu 23 : Sự sinh sản và phát triển của thằn lằn:
A. Trứng phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
B. Trong quá trình lớn lên phải lột xác nhiều lần
C. Thụ tinh trong
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 24 : Nguyên nhân sự diệt vong của những bò sát cỡ lớn:
A. Do không thích nghi với điều kiện sống lạnh đột ngột và thiếu thức ăn
B. Do cơ thể quá lớn không có nơi trú rét
C. Do sự xuất hiện của chim và thú cạnh tranh
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 25 : Đặc điểm cấu tạo da của chim bồ câu:
A. Da khô, phủ lông vũ
B. Da khô, có vảy sừng
C. Da ẩm, có tuyến nhày
D. Da khô, phủ lông mao
- Câu 26 : Kiểu bay của chim bồ câu:
A. Bay vỗ cánh
B. Bay lượn
C. Bay thấp
D. Bay cao
- Câu 27 : Bộ xương chim bồ câu thích nghi với sự bay:
A. Nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc
B. Hai chi trước biến đổi thành cánh
C. Xương mỏ ác phát triển là chỗ bám cho cơ ngực
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 28 : Cấu tạo hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:
A. Khí quản và 9 túi khí
B. Khí quản, 2 phế quản, 2 lá phổi và hệ thống ống khí, 9 túi khí
C. Khí quản, 2 phế quản, 9 túi khí
D. 2 lá phổi và hệ thống ống khí
- Câu 29 : Dạ dày tuyến ở chim có tác dụng :
A. Chứa thức ăn
B. Tiết chất nhờn
C. Tiết ra dịch vị
D. Làm mềm thức ăn
- Câu 30 : Tim của chim bồ câu được phân thành:
A. 4 ngăn
B. 2 ngăn
C. 3 ngăn
D. 1 ngăn
- Câu 31 : Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì:
A. Sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ
B. Nhiệt độ cơ thể cao, ổn định
C. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 32 : Vai trò của lớp chim trong tự nhiên là:
A. Cung cấp thực phẩm
B. Làm cảnh
C. Làm đồ trang trí
D. Giúp thụ phấn cho cây, phát tán quả và hạt
- Câu 33 : Thỏ là động vật có xương sống thuộc lớp:
A. Lưỡng cư
B. Bò sát
C. Chim
D. Thú
- Câu 34 : Vai trò của bộ lông thỏ:
A. Bảo vệ cơ thể
B. Giúp Thỏ chống lạnh
C. Tạo hình dáng đẹp cho Thỏ
D. Cả a, b đều đúng
- Câu 35 : Các bộ phận hệ thần kinh của thỏ:
A. Não bộ và các dây thần kinh
B. Tuỷ sống và các dây thần kinh
C. Não bộ, tuỷ sống, các dây thần kinh
D. Não bộ và tuỷ sống
- Câu 36 : Chức năng lọc các chất từ máu để tạo thành nước tiểu ở thỏ là của:
A. Tĩnh mạch thận
B. 2 quả thận
C. Bóng đái
D. Động mạch thận
- Câu 37 : Loài thú được xếp vào bộ thú huyệt là:
A. Kanguru
B. Thú mỏ vịt
C. Dơi
D. Chuột chù
- Câu 38 : Loài thú được xếp vào bộ thú túi là:
A. Kanguru
B. Thú mỏ vịt
C. Sóc
D. Chuột đồng
- Câu 39 : Đặc điểm cấu tạo chi của Kanguru:
A. Chi có màng bơi
B. Chi sau lớn, khoẻ, chi trước biến thành cánh
C. Chi sau lớn, khoẻ, chi trước ngắn, nhỏ
D. Chi trước to khoẻ, chi sau có màng bơi
- Câu 40 : Môi trường sống của bộ cá voi là:
A. Trên cạn
B. Dưới nước
C. Trên cạn và dưới nước
D. Trên không
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét