Trắc nghiệm Sử 12 bài 11 : Tổng kết lịch sử thế gi...
- Câu 1 : Trật tự thế giới hai cực được hình thành khi nào ?
A. Năm 1945.
B. Năm 1947.
C. Những năm 1945- 1947.
D. Những năm 1945 - 1949.
- Câu 2 : Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới khi nào ?
Năm 1945.
B. Năm 1947.
C. Năm 1949.
D. Năm 1950.
- Câu 3 : Đánh giá như thế nào về hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở thế kỉ XX là :
A. Chủ nghĩa xã hội là một lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chính trị.
B. Là lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật.
C. Trong nhiều thập niên hệ thống Xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự, kinh tế.
D. Trong thập niên 70, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một lực lượng kinh tế - chính trị hùng hậu, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống chính trị quốc tế.
- Câu 4 : Tình hình thế giới trong nửa sau của thế kỉ XX là :
A. Các quan hệ quốc tế được mờ rộng và đa dạng hơn bao giờ hết.
B. Phong trào giải phóng dân tộc đã đưa đến sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập trẻ tuổi, tích cực tham gia vào đời sống chính trị quốc tế.
C. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, có tác động to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của toàn cầu.
D. Tất cả các ý trên.
- Câu 5 : Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai đã bị xóa bỏ khi nào :
A. 2/1990.
B. 2/1991.
C. 4/1994.
D. 4/1993.
- Câu 6 : Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi ?
A. Năm 1952 - thắng lợi của cách mạng Libi.
B. Năm 1962 - thắng lợi của cách mạng Angiêri.
C. Năm 1975 - thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbích.
D. Năm 1990 - thắng lợi của cách mạng NamMibia.
- Câu 7 : Đâu là trung tâm kinh tế của thế giới trong những năm 1945 - 1950 ?
A. Mĩ.
B. Tây Âu.
C. Nhật Bản.
D. Tất cả các ý trên.
- Câu 8 : Tình hình các nước Tư bản chủ nghĩa trong nửa cuối của thế kỉ XX ?
A. Các nước tư bản chủ nghĩa đã tự điều chỉnh kịp thời, coi trọng sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên đã có sự tảng trưởng liên tục trong một thời gian khá dài.
B. Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực.
C. Dù các nước tư bản đã đạt đến một trình độ phát triển mới nhưng vẫn không khắc phục được những mâu thuẫn vốn có của nó.
D. Tất cả các ý trên.
- Câu 9 : Đặc điểm của Nhật Bản trong nửa sau thế kỷ XX là ?
A. Đế quốc phong kiến quân phiệt.
B. Đế quốc kinh tế.
C. Cường quốc hạt nhân.
D. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
- Câu 10 : "Chiến tranh lạnh" kết thúc vào.
A. Năm 1985.
B. Năm 1986.
C.Năm 1989.
D. Năm 1991.
- Câu 11 : Trung Quốc bắt đầu thực hiện đường lối cải cách kinh tế-xã hội khi nào ?
A. Tháng 12/1978.
B. Tháng 10/1987.
C. Tháng 12/1979.
D. Tháng 9/1982.
- Câu 12 : Nước Cộng hoà Cuba thành lập vào :
A. 1/11/1958.
B. 1/1/1959.
C. 26/7/1953.
D. 17/8/1945.
- Câu 13 : Tổ chức Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh Châu Âu vào:
A. 7/12/1991.
B. 1/1/1993.
C. 1/1/1999.
D. 1/7/1967.
- Câu 14 : Đảng nào liên tục cầm quyền ở Nhật Bản trong thời gian từ 1955 đến 1993 ?
A. Đảng Liên minh dân chủ.
B. Đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo.
C. Đảng Tự do.
D. Đảng Dân chủ tự do.
- Câu 15 : Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay ?
A. Cách mạng trên lĩnh vực kĩ thuật đã tạo nền tảng cho sự phát triển của khoa học cơ bản.
B. Cách mạng khoa học đã đạt được thành tựu lớn tạo điều kiện cho kĩ thuật sản xuất từng bước đổi mới.
C. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. Tất cả các ý trên.
- Câu 16 : Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vào thời gian nào ?
A. 1989.
B. 1990.
C. 1988.
D. 1991.
- Câu 17 : Nhân tố nào thúc đẩy sự xói mòn của trật tự thế giới hai cực Ianta trong quá trình tồn tại ( 1947 - 1991) ?
A. Cuộc chạy đua vũ trang.
B. Phong trào đấu tranh giành độc lập và sự vươn lên của các quốc gia trong thế giới thứ ba.
C. Sự phục hồi và vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản.
D. Tất cả các ý trên.
- Câu 18 : Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập vào ngày ?
A. 1/ 1/ 1959.
B. 1/ 11/1950.
C. 1/10/ 1949.
D. 1/11/1949.
- Câu 19 : Năm được xem là một bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ Latinh ?
A. Năm 1960.
B. Năm 1962.
C. Năm 1959.
D. Năm 1979.
- Câu 20 : Tổ chức ASEAN đã trở thành tổ chức toàn Đông Nam Á khi nào ?
A. Năm 1991.
B. Năm 1995.
C. Năm 1999.
D. Chưa khi nào.
- Câu 21 : Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào ?
A. Châu Á, châu Phi và châu Âu.
B. Châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh.
C. Châu Á, châu Âu và châu Mỹ La tinh.
D. Trên tất cả các lục địa.
- Câu 22 : Trong lịch sử thế giới hiện đại, đã hình thành chủ nghĩa phát xít. Vậy quê hương của chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ nước nào ?
A. Nước Nhật.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước I-ta-li-a.
- Câu 23 : "Hệ thống Véc-xai và Oa-sinh-tơn" được thiết lập vào thời điểm lịch sử nào?
A. Sau Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Cùng lúc với Chiến tranh thế thứ nhất.
- Câu 24 : "Trật tự thế giới hai cực I-an-ta" sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào ?
A. Mĩ và Trang Quốc.
B. Mĩ và Anh.
C. Mĩ và Đức.
D. Mĩ và Liên Xô.
- Câu 25 : Liên Xô đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vào khoảng thời gian nào ?
A. Từ năm 1945 đến 1991.
B Từ nửa đầu những năm 70 đến 1991.
C. Từ nửa sau những năm 70 đến 1991.
D. Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70.
- Câu 26 : Trong những thập niên 50, 60 nền công nghiệp Liên Xô như thế nào ?
A. Bị giảm sút nghiêm trọng.
B. Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
C. Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.
D. Phát triển với tốc độ bình thường.
- Câu 27 : Các nước Đông Âu bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội vào khoảng thời gian nào ?
A. Những năm 1948-1949.
B. Những năm 1949-1950.
C. Từ năm 1950.
D. Từ năm 1970.
- Câu 28 : Từ những năm 70 trở đi, tình hình kinh tế Liên xô như thế nào?
A. Khủng hoảng trầm trọng.
B. Lâm vào tình trạng "trì trệ”.
C. Đang đạt mức tăng trưởng.
D. Vẫn giữ mức phát triển bình thường.
- Câu 29 : Các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng trong thời gian
A. Đầu năm 1980 đến 1990.
B Cuối năm 1980 đến 1991.
C. Cuối năm 1988 đến 1991.
D. Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80.
- Câu 30 : Nguyên nhân chung có tính chất quyết định đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu:
A. Xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn.
B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.
C. Sự tha hoá, biến chất của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
D. Do hoạt động chống phá của các thế lực phản cách mạng.
- Câu 31 : Tháng 2-1950 gắn liền với sự kiện nổi bật nào ở Trung Quốc?
A. Hiệp ước liên minh và tương trợ Trung - Xô được kí kết.
B. Trung Quốc thực hiện đường lối "ba ngọn cờ hồng".
C. Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng "đại nhảy vọt”.
D. Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn.
- Câu 32 : Sau khi giành được độc lập, nước Lào xây dựng đất nước theo con đường nào?
A. Tư bản chủ nghĩa.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Theo đường lối trung lập.
D. Theo chế độ phong kiến.
- Câu 33 : Liên minh chính trị - quân sự do Mĩ cầm đầu ở Đông Nam Á viết tắt là gì?
A. Khối NATO.
B. Khối SEATO.
C. Tổ chức ASEAN.
D. Tổ chức EU.
- Câu 34 : Khu vực nào trên thế giới thường diễn ra tranh chấp về sắc tộc và chiến tranh?
A. Khu vực Đông Nam Á.
B. Khu vực Bắc Đại Tây Dương.
C. Khu vực Trung Đông.
D. Khu vực Mĩ La-tinh.
- Câu 35 : Nước nào ở châu Á tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào ngày 26-1-1950?
A.Lào.
B. Campuchia.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Ấn Độ.
- Câu 36 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”?
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ La-tinh.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
- Câu 37 : Nước cộng hòa nào ở châu Phi được thành lập vào ngày 18-6-1953?
A. Ai Cập.
B. Tuy-ni-di.
C. An-giê-ri.
D. Ma-rôc.
- Câu 38 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh la ‘Lục địa bùng cháy”?
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Phi
D. Châu Mĩ-Latinh.
- Câu 39 : Nước nào ở châu Mĩ-Latinh được xem là “Lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc?
A. Mê-hi-cô.
B. Ác-hen-ti-na.
C. Cu-ba.
D. Tất cả các nước trên.
- Câu 40 : Nước nào trong những năm 60 của thế kỉ XX có tốc độ phát triển kinh tế “thần kì”?
A. Mĩ.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Nhật.
- Câu 41 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào được mệnh danh là “đế quốc kinh tế”?
A. C. Đức.
B. D. Nhật.
C. B. Pháp.
D. A .Mĩ.
- Câu 42 : Trong nhiều thập niên liền, Liên minh Thiên chúa giáo cầm quyền ở nước:
A Đức.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Hà Lan.
- Câu 43 : Ngày 6 - 4 - 1948, một hiệp ước hữu nghị và hợp tác của các nước nào dưới đây được kí kết?
A. Anh - Liên Xô.
B. Liên Xô - Mĩ.
C. Phần Lan - Liên Xô.
D. Anh-Pháp.
- Câu 44 : Ba nước tư bản trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là những nước:
A. Mĩ, Anh, Đức.
B. Mĩ, Anh, Nhật.
C. Mĩ, Anh, Pháp.
D. Mĩ, Pháp, Tây Ban Nha.
- Câu 45 : Trật tự thế giới theo khuôn khổ thỏa thuận Ianta là của ba nước nào ?
A. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.
B. Mĩ, Anh, Pháp.
C. Liên Xô, Anh, Pháp.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
- Câu 46 : Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự “đột phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới?
A. Sự hợp tác Xô - Mĩ.
B. Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu.
C. Sự chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên Xô.
D. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12