Đề thi Học kì 1 Sinh 6 !!
- Câu 1 : Dựa vào nhu cầu ánh sáng, em hãy cho biết nhóm thực vật nào dưới đây không cùng nhóm với nhóm thực vật còn lại ?
A. phi lao, bạch đàn, xà cừ
B. thông, vạn tuế, nhãn
C. lá lốt, hoàng tinh, thường xuân
D. xà cừ, ổi, bưởi
- Câu 2 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá biến thành tua cuốn ?
A. đậu Hà Lan, nho, mướp, gấc
B. nắp ấm, mướp, bèo đất, nho
C. củ dong ta, cải, đậu bắp, mướp
D. riềng, bí, bèo đất, hạt bí
- Câu 3 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây có thể trồng bằng cách chiết cành ?
A. cam, chanh, nhãn, ổi, bưởi
B. cam, mía, rau ngót, vải
C. cà phê,dâu tằm,sắn,rau muống,xoài
D. phật thủ, sắn,dâu tằm, rau muống
- Câu 4 : Làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới là nội dung của hình thức nhân giống nào ?
A. chiết cành
B. giâm cành
C. nhân giống vô tính
D. ghép cây
- Câu 5 : Ở hoa, bộ phận nào có nhiều hạt phấn mang tế bài sinh dục đực ?
A. nhụy
B. đài
C. nhị
D. tràng
- Câu 6 : Ở hoa, bộ phận nào có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái ?
A. nhị
B. nhụy
C. đài
D. tràng
- Câu 7 : Nhụy hoa gồm những bộ phận nào ?
A. Đầu nhụy, chỉ nhị và bao phấn
B. Đầu nhụy, vòi nhụy,bao phấn
C. Đầu nhụy, chỉ nhị và bầu nhụy
D. Đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy
- Câu 8 : Khi nói về chức năng các bộ phận của hoa, phát biểu nào dưới đây là sai ?
A. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
B. Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhụy tạo thành bao hoa
C. Bao hoa có chức năng chính là che chở bảo vệ cho nhị, nhụy
D. Tràng hoa là bộ phận sinh sản chính trong hoa
- Câu 9 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây có hoa thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ?
A. Thầu dầu, trầu không, phi lao, ngô
B. Chà là, hướng dương, huệ, lúa
C. Nhài, ngô, dừa, bồ công anh, phong lan
D. Hướng dương, phong lan, dạ hương, quỳnh
- Câu 10 : Ở thực vật hoa tự thụ phấn có đặc điểm
A. Hoa lưỡng tính, thời gian chín của nhị và nhụy không đồng thời nhau
B. Hoa đơn tính, thời gian chin của nhị đồng thời so với nhụy
C. Hoa lưỡng tính, thời gian chin của nhị đồng thời so với nhụy
D. Hoa đơn tính, thời gian chín của nhị và nhụy không đồng thời nhau
- Câu 11 : Ở thực vật, hoa đơn tính là:
A. hoa có đủ nhị và nhụy
B. hoa thiếu nhị hoặc nhụy
C. hoa có nhị tiêu giảm
D. hoa có nhụy tiêu giảm
- Câu 12 : ở thực vật hoa lưỡng tính là:
A. hoa có đủ nhị và nhụy
B. hoa chỉ có nhị
C. hoa chỉ có nhụy
D. hoa có nhị và nhụy tiêu giảm
- Câu 13 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây có hoa thụ phấn chủ yếu nhờ gió ?
A. lúa, mía, ngô, bồ công anh
B. cam, ổi, na, hướng dương
C. vải, mít, dừa, nhài
D. nhãn, râm bụt, phi lao, ngô
- Câu 14 : Thụ phấn ở thực vật là hiện tượng
A. hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
B. hạt phấn thụ tinh với bầu nhụy
C. hạt phấn tiếp xúc với noãn
D. hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy
- Câu 15 : Khi nói về đặc điểm của thân, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 16 : Khi nói để đặc điểm của hoa thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ , đặc điểm nào sau đây là đúng ?
A. Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, thường có lông quét
B. Hạt phấn to, dính, có gai
C. Bao hoa thường tiêu giảm
D. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lơ lửng
- Câu 17 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây hoa mọc đơn độc?
A. Hoa phượng vĩ, hoa trang, hoa súng
B. Hoa cúc, hoa ổi, hoa bằng lăng
C. Hoa sen, hoa mướp, hoa râm bụt
D. Hoa bưởi, hoa cải, hoa huệ
- Câu 18 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những hoa mọc thành cụm?
A. Hoa sen, hoa cúc, hoa đồng tiền
B. Hoa đào, hoa súng, hoa chôm chôm
C. Hoa lay ơn, hoa mướp, hoa cam
D. Hoa trang, hoa cú, hoa cải
- Câu 19 : Nhóm nào dưới đây gồm những hoa lưỡng tính?
A. Hoa chuối, hoa huệ, hoa râm bụt
B. Hoa mướp đắng, hoa dưa chuột, hoa ngô
C. Hoa bí đỏ, hoa bưởi, hoa nhãn
D. Hoa hồng, hoa sen, hoa liễu
- Câu 20 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những hoa đơn tính
A. Hoa bưởi, hoa xoài, hoa râm bụt
B. Hoa na, hoa bưởi, hoa cúc
C. Hoa huệ, hoa hồng, hoa ngọc lan
D. Hoa mướp, hoa ngô, hoa dưa chuột
- Câu 21 : Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu, em hãy cho biết hoa nào dưới đây không cùng nhóm với những loài hoa còn lại?
A. hình 1
B. hình 2
C. hình 3
D. hình 4
- Câu 22 : Quan sát hình ảnh dưới đây và điền vào chỗ trống để được kết quả đúng
- Câu 23 : Bộ phận nào của cây tham gia vào quá trình hô hấp ? quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra vào ban ngày hay ban đêm ?
- Câu 24 : Cho sơ đồ quá trình quang hợp và quá trình hô hấp dưới đây. Dựa vào sơ đồ em hãy cho biết vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau ?
- Câu 25 : Quá trình thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa gì đối với cây ?
- Câu 26 : Quan sát hình ảnh các loại thân và sắp xếp các số thứ tự tương ứng với các loại thân vào cột dưới sao cho phù hợp
- Câu 27 : Quan sát hình « sơ đồ cấu tạo hoa » và ghi chú thích cho hình
- Câu 28 : Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? dạng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào thường gặp ?
- Câu 29 : Tại sao người ta thường trồng khoai tây bằng củ, mà khoai lang lại trồng bằng dây ?
- Câu 30 : Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào cốc thủy tinh đựng đầy nước. Đổ nước đầy vào ống nghiệm, úp ống nghiệm đó vào một cành rong sao cho không có bọt khí lọt vào. Sau đó để cốc ra chỗ có nắng. Sau một thời gian, ta thấy hiện tượng gì xảy ra ?
- Câu 31 : Em hãy nối cột 1 và cột 2 sao cho cấu tạo tương ứng đúng với chức năng các bộ phận của thân non
- Câu 32 : Quan sát hình dưới đây và ghi chú thích cho hình
- Câu 33 : Hoàn thành bảng dưới đây về những đặc điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió
- Câu 34 : Trình bày các cách sinh sản sinh dưỡng do con người?
- Câu 35 : Thụ phấn là gì ? phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
- Câu 36 : Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Câu 37 : Cho hình ảnh một số loại cây dưới đây
- Câu 38 : Dưới đây là hình ảnh “sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật”
- Câu 39 : Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
- Câu 40 : Kì nghỉ hè vừa qua, bố Giang cho Giang về quê nội chơi, lúc trở về thành phố ông nội có cho bố Giang một cây sấu để về thành phố trồng lấy bóng mát. Giang nhìn thấy ông nội tỉa bớt lá, cắt ngang ngọn của cây sấu? em hãy cho biết việc làm này của ông nội Giang có tác dụng gì? Vì sao ông nội lại làm thế?
- Câu 41 : Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Lá của một số loại xương rống biefn thành gai có ý nghĩa gì?
- Câu 42 : Hoàn thành bảng sau theo mẫu như ví dụ 1:
- Câu 43 : Giâm cành, chiết cành là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra. Em hãy lấy ví dụ cho các cách trên ( mỗi cách 5 cây)
- Câu 44 : Điền từ/cụm từ thích hợp vào cột “chức năng chính của từng miền rễ”để hoàn thiện bảng sau:
- Câu 45 : Hiện tượng hô hấp ở thực vật là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp
- Câu 46 : Em hãy kể tên 5 loại cây có rễ cọc và 5 loại cây có rễ chùm mà em biết
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ