Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000...
- Câu 1 : Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt động ở Pháp?
A. Sự thật.
B. Người cùng khổ.
C. Nhân đạo.
D. Đời sống công nhân.
- Câu 2 : Sự phân hóa tích cực của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng phản ánh xu thế nào của cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.
B. Sự thắng thế của khuynh hướng cách mạng vô sản.
C. Sự thắng thế của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước.
- Câu 3 : Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 là
A. chống đế quốc và chống phong kiến.
B. xây dựng chế độ mới ở Việt Nam.
C. kháng chiến - kiến quốc
D. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Câu 4 : Trong những năm 1930 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
A. vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
B. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
C. chống đế quốc và chống phong kiến.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
- Câu 5 : Chiến dịch nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954)?
A. Thượng Lào (1953).
B. Điện Biên Phủ (1954).
C. Biên giới thu - đông (1950).
D. Việt Bắc thu - đông (1947).
- Câu 6 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nhân dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?
A. Độc lập dân tộc.
B. Các quyền dân chủ.
C. Ruộng đất.
D. Hòa bình.
- Câu 7 : Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
B. tinh thần đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.
C. sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc...
D. sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn
- Câu 8 : “Con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Bắc - Nam, thống nhất nước nhà, là con đường tương lai giàu có của Tổ quốc ta và là con đường đoàn kêt của các dân tộc ba nước Đông Dương” (Lê Duẩn). “Con đường” được nhắc đến trong đoạn trích trên là
A. Đường lối cách mạng.
B. Đường lối chiến lược.
C. Đường Trường Sơn.
D. Đường 9 Nam Lào.
- Câu 9 : Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “cái mốc chói lọi bằng vàng”?
A. Biên giới Thu - Đông năm 1950.
B. Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
D. Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 10 : Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam có thể rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Chớp thời cơ, dựa vào sức mạnh của toàn dân để tiến hành Tổng khởi nghĩa.
B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
C. Tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Tập hợp, tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Câu 11 : Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) thực chất là
A. hai giai đoạn song song một tiến trình cách mạng.
B. hai thời kỳ của một nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc.
C. thực hiện một đường lối giải phóng dân tộc.
D. hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng.
- Câu 12 : Thuận lợi cơ bản nhất của dân tộc Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là
A. đất nước độc lập, các thế lực ngoại xâm và nội phản đã bị tiêu diệt.
B. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa.
C. nhân dân giành được quyền làm chủ, đất nước được độc lập.
D. cách mạng Việt Nam có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
- Câu 13 : Ý nào dưới đây không phải là tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)?
A. Chiến tranh nhân dân.
B. Chiến tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc.
C. Chiến tranh chính nghĩa.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình.
- Câu 14 : Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân chung làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 - 1975?
A. Hậu phương miền bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu kháng chiến.
B. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
C. Sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận.
- Câu 15 : Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân
A. Không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian.
B. Ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
C. Luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
D. Là người bạn của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.
- Câu 16 : Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế như thế nào?
A. Có sự đồng thuận của phe xã hội chủ nghĩa.
B. Có những cuộc chiến tranh nóng ở châu Á.
C. Được sự nhất trí của Liên Xô và Trung Quốc.
D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc.
- Câu 17 : Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
B. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
C. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
- Câu 18 : Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) chứng tỏ kết quả đấu tranh ngoại giao
A. không làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường.
B. luôn phụ thuộc vào quan hệ và sự dàn xếp giữa các cường quốc.
C. chỉ phản ánh kết quả của cuộc đấu tranh chính trị.
D. có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12