Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường T...
- Câu 1 : Một proton chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức điện trường như hình vẽ. E = 8000V/m, v = 2.106m/s, xác định hướng và độ lớn \(\vec B\):
A. \(\vec B\) hướng ra. B = 0,002T
B. \(\vec B\) hướng vào. B = 0,003T
C. \(\vec B\) hướng xuống. B = 0,004T
D. \(\vec B\) hướng lên. B = 0,004T
- Câu 2 : Trong một từ trường đều có phương ngang, cảm ứng từ có độ lớn 0,75T, người ta treo một đoạn dây dẫn mang dòng điện bằng hai sợi dây nhẹ, không co dãn, dài bằng nhau (Hình vẽ). Khi đoạn dây nằm cân bằng thì mặt phẳng chứa đoạn dây và hai dây treo có phương thẳng đứng. Cho biết đoạn dây mang dòng điện dài 20cm và có khối lượng không đáng kể. Cường độ dòng điện trong đoạn dây là 8A. Lực căng trên mỗi sợi dây treo có độ lớn là
A. 12N
B. 0,4N
C. 0,6N
D. 0,3N
- Câu 3 : Một khung dây dẫn phẳng, hình tam giác cân ABC với góc ở đỉnh (Hình vẽ); các cạnh AB = AC = 20cm. Khung dây được đặt trong từ trường đều, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây, cảm ứng từ B = 0,25T. Mắc khung dây vào nguồn điện không đổi thì thấy lực từ tác dụng lên cạnh BC có độ lớn bằng 0,1√3N. Cường độ dòng điện chạy trong các cạnh của khung dây là
A. 2A
B. 0,02A
C. 1A
D. 0,01A
- Câu 4 : Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính theo công thức nào dưới đây?
A. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{R}{I}\)
B. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
C. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
D. \(B = \frac{2}{\pi }{.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
- Câu 5 : Một dòng điện có cường độ 2 A nằm vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20 cm của đoạn dây ấy là 0,04 N. Độ lớn của cảm ứng từ là:
A. 10-3 T
B. 10-2 T
C. 10-1 T
D. 1,0T
- Câu 6 : Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3 cm có độ lớn là 2.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:
A. 2,0 A.
B. 4,5 A.
C. 1,5 A.
D. 3,0 A.
- Câu 7 : Khi đặt nam châm lại gần máy thu hình đang hoạt động thì hình ảnh trên màn hình sẽ bị nhiễu loạn. Nguyên nhân chính là do chùm tia electron đang rọi vào màn hình bị ảnh hưởng bởi tác dụng của lực:
A. Hấp dẫn.
B. Lorentz.
C. Colomb.
D. Đàn hồi.
- Câu 8 : Bộ phanh điện tử của những oto hạng nặng hoạt động dựa trên nguyên tắc tác dụng của
A. dòng điện không đổi.
B. lực Lorentz.
C. lực ma sát.
D. dòng điện Foucault.
- Câu 9 : Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,01 T. Biết lực Lo – ren – xơ tác dụng lên electron có độ lớn F = 1,6.10-15 N. Góc α hợp với \(\vec v\) và \(\vec B\) là:
A. α=450
B. α=900
C. α=600
D. α=300
- Câu 10 : Một hạt proton chuyển động theo quĩ đạo tròn với bán kính 5 cm dưới tác dụng của lực từ gây bởi một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-2 T. Cho khối lượng của hạt proton là 1,67.10-27 kg. Coi chuyển động của hạt proton là tròn đều. Tốc độ chuyển động của hạt proton là
A. 4, 79.108 m/s
B. 2.105 m/s
C. 4,79.104 m/s
D. 3.106 m/s
- Câu 11 : Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là
A. các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
B. các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
C. các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
D. các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện.
- Câu 12 : Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện đặt nằm ngang, có chiều từ trái sang phải đặt trong một từ trường đều có chiều hướng từ trong ra.. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có
A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. phương ngang, chiều từ trong ra.
D. phương ngang, chiều từ ngoài vào.
- Câu 13 : Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi
A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây.
C. M dịch chuyển song song với dây và cùng chiều với chiều dòng điện.
D. M dịch chuyển song song với dây theo hướng ngược chiều dòng điện.
- Câu 14 : Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ I = 5A, người ta đo được ảm ứng từ B = 31,4.10-6 T. Đường kính của dòng điện là:
A. d = 20 cm.
B. d = 10 cm.
C. d = 2 cm.
D. d = 1 cm.
- Câu 15 : Chọn câu sai.Đường sức từ của từ trường
A. là những đường cong không kín.
B. không cắt nhau.
C. là những đường mà tiếp tuyến với nó trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
D. có chiều quy ước là chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm nằm cân bằng tại một điểm trên đường.
- Câu 16 : Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5 T bên trong một ống dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 2A. Ống dây dài 50cm. Số vòng dây quấn trên ống dây là:
A. N = 994 vòng.
B. N = 49736 vòng.
C. N = 1562 vòng.
D. N = 497 vòng.
- Câu 17 : Trong các hình vẽ đường sức từ của các dòng điện thẳng ở hình II.1, hình nào đúng?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
- Câu 18 : Phát biểu nào sau đây về nguyên lí chồng chất từ trường là sai ?
A. Nếu tại một điểm M, từ trường do hai nguồn sinh ra (nam châm hoặc dòng điện) có vectơ cảm ứng từ là \({\vec B_1},{\mkern 1mu} {\vec B_2}\) thì tại M có từ trường tổng hợp.
B. Vectơ cảm ứng từ tại điểm M của từ trường tổng hợp là tổng vectơ của hai vectơ cảm ứng từ thành phần: \(\vec B{\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} \overrightarrow {{B_1}} {\mkern 1mu} + {\mkern 1mu} \overrightarrow {{B_2}} .\)
C. Cảm ứng từ tại M sẽ bằng B = B1 + B2 và cũng đo bằng đơn vị tesla (T).
D. Nguyên lí chồng chất từ trường có thể mở rộng cho nhiều từ trường của các nam châm, của các dòng điện hoặc của hỗn hợp cả nam châm và dòng điện.
- Câu 19 : Phát biểu nào sau đây về từ trường đều là sai?
A. Từ trường đều có vectơ cảm ứng từ \(\vec B\) tại mọi điểm đều bằng nhau.
B. Từ trường có các đường sức từ là những đường thẳng song song.
C. Từ trường mà có các đường sức từ cách đều nhau là từ trường đều.
D. Đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
- Câu 20 : Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?
A. Giữa hai nam châm.
B. Giữa hai điện tích đứng yên so với một vật mốc.
C. Giữa hai điện tích chuyển động có hướng.
D. Giữa nam châm và dòng điện.
- Câu 21 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ phổ?
A. Từ phổ của các nam châm có hình dạng khác nhau thì khác nhau.
B. Từ phổ của hai nam châm có hình dạng giống nhau thì giống nhau.
C. Từ phổ cho ta biết sự tồn tại của các đường sức từ.
D. Từ phổ chính là hình ảnh của các đường sức điện.
- Câu 22 : Dựa vào hiện tượng nào người ta xác định phương của cảm ứng từ?
A. Sự định hướng của nam châm thử trong từ trường.
B. Sự định hướng của điện tích thử trong từ trường.
C. Sự định hướng của lực từ lên nam châm thử đặt trong từ trường.
D. Sự định hướng của dòng điện thử trong từ trường.
- Câu 23 : Tính chất nào của đường sức từ phù hợp với nguyên lí chồng chất từ trường?
A. Đường sức từ là những đường cong kín.
B. Đường sức từ xuất phát từ cực Bắc của nam châm.
C. Các đường sức từ không cắt nhau.
D. Đường sức từ đi vào ở cực Nam của nam châm.
- Câu 24 : Đơn vị nào sau đây cũng được coi là đơn vị của cảm ứng từ B?
A. \(\frac{N}{{A.m}}\)
B. \(\frac{{N.m}}{A}\)
C. \(\frac{N}{{A.{m^2}}}\)
D. \(\frac{{kg}}{{A.m}}\)
- Câu 25 : Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện 10 A, đặt trong một từ trường có cảm ứng từ bằng 0,1 T thì chịu một lực 1 N. Góc lệch giữa đường sức từ và dòng điện trong dây dẫn là:
A. 00
B. 300
C. 600
D. 900
- Câu 26 : Cảm ứng từ tại điểm M nằm trên đường sức từ của dòng điện thẳng, bán kính R có giá trị B. Tại điểm M’ trên đường sức từ có bán kính R’ = 3R thì cảm ứng từ có giá trị là:
A. B’ = 3B
B. B’ = 1/3B
C. B’ = 9B
D. B’ = 1/9B
- Câu 27 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của từ trường của dòng điện tròn?
A. Đường sức từ đi qua tâm của khung dây là đường thẳng.
B. Ở sát dây dẫn các đường sức từ có dạng hình tròn.
C. Hầu hết các đường sức từ là những đường cong.
D. Các đường sức từ cách đều nhau.
- Câu 28 : Nếu tăng chiều dài và số vòng của ống dây lên cùng hai lần thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây sẽ
A. tăng lên bốn lần.
B. giảm đi bốn lần.
C. không thay đổi.
D. giảm đi hai lần.
- Câu 29 : Trong công thức tính lực Lo-ren-xơ: f=|q|vBsinα, α là
A. góc hợp bởi phương của vectơ lực và phương của vectơ cảm ứng từ.
B. góc hợp bởi chiều của vectơ lực và chiều của vectơ cảm ứng từ.
C. góc hợp bởi phương của vectơ vận tốc và phương của vectơ cảm ứng từ.
D. góc hợp bởi chiều của vectơ vận tốc và chiều của vectơ cảm ứng từ.
- Câu 30 : Trong hình vẽ II.5, hình nào chỉ đúng hướng của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
- Câu 31 : Một hạt mang điện tích 3,2.10-19 C bay vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T, theo hướng hợp với hướng của từ trường một góc 300. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt có độ lớn 8.10-14 N. Vận tốc của hạt khi bắt đầu chuyển động trong từ trường là:
A. v = 107 m/s.
B. v = 5.106 m/s.
C. v = 0,5.106 m/s.
D. v = 106 m/s.
- Câu 32 : Một prôtôn chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong một từ trường đều có B = 0,2 T. Biết mp = 1,672.10-27 kg; diện tích prôtôn q = 1,6.10-19 C. Vận tốc chuyển động của prôtôn là:
A. v = 4,875.105 m/s.
B. v = 9,57.103 m/s.
C. v = 9,57.105 m/s.
D. v = 1,04.10-6 m/s.
- Câu 33 : Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ (Hình II.6). Lực từ tác dụng lên khung dây có tác dụng gì? Chọn kết quả đúng.
A. Lực từ làm dãn khung dây.
B. Lực từ làm khung dây quay.
C. Lực từ làm khung dây bị nén lại.
D. Lực từ không tác dụng lên khung dây.
- Câu 34 : Chọn câu sai.Động cơ điện một chiều
A. là một ứng dụng quan trọng của lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện.
B. gồm khung dây , nam châm và bộ góp.
C. sử dụng dòng điện có chiều và cường độ không đổi.
D. được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày.
- Câu 35 : Cuộn dây dẫn tròn bán kính 5 cm gồm 100 vòng dây quấn sát nhau, mỗi vòng dây có dòng điện I = 0,4 A chạy qua. Cảm ứng từ ở tâm vòng dây có độ lớn là:
A. B = 5.10-4 T.
B. B = 2,5.10-4 T.
C. B = 5.10-6 T.
D. B = 25.10-4 T.
- Câu 36 : Một dây dẫn thẳng, nằm ngang xuyên qua một tờ bìa đặt thẳng đứng. Cho dòng điện vào dây dẫn rồi rắc mạt sắt lên tờ bìa. Hình ảnh từ phổ thu được là:
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp