Đề thi HK1 môn Vật Lý 6 năm 2020 trường THCS Phú X...
- Câu 1 : Đơn vị nào không dùng để đo thể tích trong các đơn vị sau?
A. dm
B. lít.
C. ml
D. m3
- Câu 2 : Trường hợp nào lực gây ra biến dạng cho vật nhưng khó phát hiện
A. Quả bóng va chạm vào tường làm quả bóng bị biến dạng.
B. Quả bóng va chạm vào tường làm tường bị biến dạng.
C. Ô tô tải đỗ trên mặt đường đất khi trời mưa làm đường đất lún xuống.
D. Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây cong xuống.
- Câu 3 : Khi một người ngồi lên xe máy làm cho lốp xe bị biến dạng. Nguyên nhân của sự biến dạng này là
A. lốp xe không chịu lực nào tác dụng
B. lực hút của Trái Đất tác dụng vào người
C. lực của người tác dụng vào lốp xe
D. lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe
- Câu 4 : Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, và có thêm tính chất nào sau đây?
A. Cùng phương, cùng chiều
B. Khác phương, ngược chiều
C. Cùng phương, ngược chiều
D. Khác phương, cùng chiều
- Câu 5 : Có hai chiếc lực kế được móc vào nhau. Kéo đầu mút của lực kế bên phải để lực kế này chỉ 100N. Lực kế còn lại sẽ chỉ
A. 100N
B. 50N
C. 200N
D. 150N
- Câu 6 : Trong xây dựng người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?
A. Lực kế.
B. Thước vuông
C. Dây chỉ dài.
D. Quả dọi gồm một quả nặng được buộc vào một sợi dây mành- nhẹ.
- Câu 7 : Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
- Câu 8 : Chọn cách đổi đúng: 1,5m bằng
A. 15cm
B. 150cm
C. 150dm
D. 150mm
- Câu 9 : Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
A. 20cm3
B. 20,2cm3
C. 20,20cm3
D. 20,25cm3
- Câu 10 : Cho 3 đại lượng: khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị của:
A. Khối lượng
B. Trọng lượng
C. Trọng lực
D. B và C
- Câu 11 : Chiều dài bàn học là 1 m. Thước nào sau đây có thể đo chiều dài của bàn là chính xác nhất?
A. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.
C. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,1 cm.
D. Cả 3 thước trên đều đo tốt như nhau.
- Câu 12 : Trong các cách ghi kết quả đo với cân đòn có độ chia tới 50g, cách đo nào sau đây là đúng?
A. 0,55kg.
B. 5,5 lạng.
C. 550g.
D. Cả 3 cách đều đúng.
- Câu 13 : Dùng một que diêm đốt sợi dây treo quả nặng đang nằm cân bằng thì quả nặng chuyên động rơi xuống. Giải thích tại sao?
A. Quả nặng chỉ chịu lực căng của dây nên làm thay đổi chuyển động của quả nặng
B. Quả nặng chịu tác dụng của hai lực cân bằng nên chuyển động xuống phía dưới
C. Quả nặng chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên chuyển động theo phương chiều của trọng lực
D. Dây đứt nên không còn lực nào tác dụng vào quả nặng, quả nặng sẽ chuyển động tự do
- Câu 14 : Dùng một bình chia độ có GHĐ 20ml và ĐCNN 1ml để đo một vật rắn không thấm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 5ml
B. 4ml
C. 4,0ml
D. 17,0ml
- Câu 15 : Bạn Thu cao 139cm, bạn Phong cao 1,45m. Vậy Phong cao hơn Thu là
A. 6dm.
B. 0,6m.
C. 0,6cm.
D. 6cm.
- Câu 16 : Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450g, số đó cho biết
A. khối lượng của hộp sữa.
B. trọng lượng của hộp sữa.
C. trọng lượng của sữa trong hộp.
D. khối lượng của sữa trong hộp.
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)