Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 9 năm 2020 Trườ...
- Câu 1 : Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Oxit sắt tạo thành là gì?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. không xác định được.
- Câu 2 : Khi cho các kim loại Mg, Fe, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl đều thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại tiêu tốn ít nhất (theo số mol) là chất nào?
A. Mg
B. Fe
C. Mg hay Fe
D. Al
- Câu 3 : Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại thì kim loại(1)càng về bên trái càng hoạt động (dễ bị oxi hóa).
A. (1), (3), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
- Câu 4 : Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thì khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu sẽ như thế nào?
A. giảm
B. không đổi
C. tăng
D. ban đầu tăng sau đó giảm xuống.
- Câu 5 : Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg vào bình đựng dung dịch HCl khối lượng dung dịch chỉ tăng 7 gam. Khối lượng của nhôm là bao nhiêu?
A. 5,8 gam
B. 2,4 gam
C. 2,7 gam
D. 5,4 gam
- Câu 6 : Đốt cháy nhôm trong bình khí clo, su phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng thêm 4,26 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?
A. 1,08 gam
B. 5,34 gam
C. 6,42 gam
D. 5,4 gam
- Câu 7 : Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc nguội?
A. Al
B. Ag
C. Cu
D. Zn
- Câu 8 : Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là gì?
A. criolit
B. quặng bôxit
C. điện
D. than chì
- Câu 9 : Khi kim loại tác dụng với phi kim thì chất nào là chất oxi hóa, chất khử?
A. Kim loại là chất oxi hóa, còn phi kim là chất khử.
B. không xác định được vì còn phụ thuộc vào các chất cụ thể.
C. kim loại là chất khử, còn phi kim là chất oxi hóa.
D. kim loại bị khử.
- Câu 10 : Để chống lại sự ăn mòn kim loại người ta thường:1)để vật nơi khô ráo.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 3.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 3, 4.
- Câu 11 : Đun nóng hỗn hợp gồm 6,4 gam lưu huỳnh và 1,3 gam kẽm. Sau phản ứng thu được các chất với khối lượng là bao nhiêu?
A. 2,17 gam Zn và 0,89 gam ZnS.
B. 5,76 gam S và 1,94 gam ZnS
C. 2,12 gam ZnS
D. 7,7 gam ZnS
- Câu 12 : Khi ngâm một lá kẽm (dư) vào trong 200ml dung dịch AgNO3 0,5M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là bao nhiêu?
A. 8,8 gam.
B. 13 gam
C. 6,5 gam
D. 10,8 gam
- Câu 13 : Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dung dịch HCl (dư) cho 6,72 lít khí H2 (ở đktc).Biết kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Ca và Sr
D. Sr và Ba.
- Câu 14 : Có các chất: Al, Fe, CuO, MgSO4 đựng riêng biệt trong từng bình. Cho lần lượt từng chất vào dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra là bao nhiêu?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 15 : Thể tích khí CO2 bay ra (đktc) khi cho 12,6 gam NaHCO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HNO3 là bao nhiêu lít?
A. 3,36 lít
B. 5,6 lít
C. 2,24 lít
D. 1,12 lít
- Câu 16 : Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa?
A. Na2O và dung dịch H2SO4
B. CuSO4 và dung dịch BaCl2
C. NaOH và dung dịch H2SO4
D. NaOH và dung dịch BaCl2
- Câu 17 : Để xác minh sự có mặt của khí SO2 trong một hỗn hợp gồm các khí: SO2, NO, CO ta cho hỗn hợp sục vào nước côi trong dư, nếu có kết tủa trắng xuất hiện chứng tỏ trong hỗn hợp đó có mặt SO2. Hãy chọn một trong số các chất sau để thay cho nước vôi trong (vẫn tạo kết tủa trắng)
A. dung dịch Ba(OH)2.
B. dung dịch Na2CO3.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch NaHSO3.
- Câu 18 : Vì sao các oxit ZnO, CuO, Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit?
A. đó là những oxit lưỡng tính.
B. chúng không tan trong nước.
C. đó là những oxit có tính bazo.
D. chúng không phải là oxit của kim loại hoạt động mạnh.
- Câu 19 : Dãy các kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là những chất nào sau đây?
A. Al, Fe, Cu, Ag.
B. Cu, Fe, Ag, Al.
C. Ag, Cu, Al, Fe.
D. Fe, Al, Ag, Cu.
- Câu 20 : Vì sao CaO tác dụng được với CO2?
A. CaO là chất oxi hóa, còn CO2 là chất khử.
B. CaO là oxit bazo, còn CO2 là oxit axit.
C. tạo ra CaCO3 không tan trong nước.
D. CaO và CO2 đều tan được trong nước.
- Câu 21 : Trong một loại oxit sắt, người ta xác định được thành phần của sắt theo khối lượng là 70%. Công thức của oxit sắt đó là gì?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Fe2O3 hay Fe3O4
- Câu 22 : Tính chất nào sau đây nói lên Na có tính kim loại mạnh hơn Mg?
A. Mg không cháy trong không khí còn Na cháy được.
B. Mg không tác dụng với dung dịch axit còn Na tác dụng.
C. Na tác dụng được với Cl2 còn Mg thì không.
D. Ở điều kiện thường Na tác dụng được với nước còn Mg thì không.
- Câu 23 : Để phản ứng giữa một dung dịch bazo với dung dịch muối xảy ra thì điều kiện là gì?
A. chất tạo thành phải không tan trong nước.
B. dung dịch tạo ra phải có pH bé hơn 7.
C. chất tạo thành phải làm quỳ tím hóa xanh.
D. chất tạo thành phải không phải là chất khí.
- Câu 24 : Sự chuyển hóa trực tiếp nào sau đây không hợp lí?
A. \(F{e_2}{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} \to Fe{(OH)_3}\)
B. \(Fe{(OH)_3}({t^0}) \to F{e_2}{O_3} \to F{e_2}{(S{O_4})_3}\)
C. \(F{e_2}{(S{O_4})_3} \to FeC{l_3} \to Fe{(OH)_3}\)
D. \(Fe{(N{O_3})_3} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} \to F{e_2}{O_3}\)
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime