bài tập tính chất của oxi
- Câu 1 : Một loại oxit sắt trong đó cứ 14 phần sắt thì có 6 phần oxi( về khối lượng). Công thức của oxit sắt là:
A FeO
B Fe2O3
C Fe3O4
D Không xác định
- Câu 2 : Một loại đồng oxit có tỉ lệ khối lượng giữa Cu và O là 8:1. Công thức hoá học của oxit này là:
A CuO
B Cu2O
C CuO2
D Cu2O2
- Câu 3 : Cho các chất sau:1. FeO 2. KClO3 3. KMnO44. CaCO3 5. Không khí 6. H2ONhững chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A 1, 2, 3, 5
B 2, 3, 5, 6
C 2, 3
D 2, 3, 5
- Câu 4 : Có 3 oxit sau: MgO, SO3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau đây?
A Chỉ dùng nước
B Chỉ dùng dung dịch kiềm
C Chỉ dùng axit
D Dùng nước và giấy quì
- Câu 5 : Tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi trong một oxit là 7:20. Công thức của oxit là:
A N2O
B N2O3
C NO2
D N2O5
- Câu 6 : Cho các oxit có công thức hoá học sau:CO2, CO, Mn2O7, SiO2 MnO2, P2O5, NO2, N2O5, CaO, Al2O3Các oxit axit được sắp xếp như sau:
A CO, CO2, Mn2O7, Al2O3, P2O5
B CO2, Mn2O7, SiO2, P2O5, NO2, N2O5
C CO2, Mn2O7, SiO2, NO2, MnO2, CaO
D SiO2, Mn2O7, P2O5, N2O5, CaO
- Câu 7 : Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp
A CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cu + H2O
B CaO +H2O → Ca(OH)2
C 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
D CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 +H2O
- Câu 8 : Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp:
A 3Fe + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe3O4
B 3S +2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2SO2
C CuO +H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cu + H2O
D 4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2P2O5
- Câu 9 : Có 4 lọ đựng riệng biệt: nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ?
A Giấy quì tím
B Giấy quì tím và đun cạn
C Nhiệt phân và phenolphtalein
D Dung dịch NaOH
- Câu 10 : Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng gồm: CaO, Na2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?
A Dùng nước và dung dịch H2SO4
B Dùng dung dịch H2SO4 và phenolphtalein
C Đun nước và giấy quì tím
D Không có chất nào thử được
- Câu 11 : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
- Câu 12 : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
- Câu 13 : Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy trong oxi của:a) Các phi kim: C, S, P. Biết P tạo thành P2O5.b) Các kim loại: Na, Zn, Al, Fe, Cu. Biết Fe tạo thành Fe3O4.c) Các hợp chất: CO, NO, CH4, C2H6, C3H8, biết CO và NO khi cháy trong oxi tạo thành CO2 và NO2, các hợp chất còn lại tạo thành sản phẩm khí CO2 và hơi nước.
- Câu 14 : Đốt cháy 5,6 lít khí C2H4 trong không khí, sau phản ứng thu được khí cabonic và hơi nước.a. Viết phương trình phản ứng.b. Tính thể tích (đktc) khí cacbonic thu được.c. Tính khối lượng nước sau phản ứng.
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn 20 dm3 khí axetilen (C2H2) có chứa 3% tạp chất không cháy.a. Viết phương trình phản ứng cháy.b. Tính thể tích (đktc) khí oxi cần dùng.c. Tính khối lượng khí cacbonic và khối lượng nước tạo thành.
- Câu 16 : Đốt 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở đktc. (Giải thích: Than đá chứa thành phần chính là cacbon C, mà than đá chứa 20% tạp chất thì %C = 100 – 20 = 80%).
- Câu 17 : Phương trình điều chế O2 trong công nghiệp là:
A \(KCl{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}KCl{\text{ }} + \frac{3}{2}{O_2} \uparrow \)
B \(2KMn{O_4}\xrightarrow{{{t^0}}}{K_2}Mn{O_4} + {\text{ }}Mn{O_2} + {\text{ }}{O_2} \uparrow \)
C \({H_2}O{\text{ }}\xrightarrow{{{\text{ ĐPMN}}}}{H_2} + \frac{1}{2}{O_2} \uparrow \)
D \(KN{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}KN{O_2} + \frac{1}{2}{O_2} \uparrow \)
- Câu 18 : Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:a. 10 kg khí butan (C4H10)b. Hỗn hợp gồm 1 mol cacbon và 2 mol lưu huỳnhc. 10 kg hỗn hợp chứa 80% C4H10; 18% CH4 và 2% khí không cháy được.
- Câu 19 : Phân hủy nước bằng phương pháp điện phân màng ngăn thu được 112 m3 O2(đktc). Số kg nước cần dùng là bao nhiêu?
- Câu 20 : Đốt cháy 9,2 g Natri trong bình chứa 4,48 lít khí O2 ở đktc. Hỏi:a. Sau phản ứng chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam?b. Tính số gam chất tạo thành? Gọi tên chất đó, chất đó thuộc oxit nào? Công thức axit hay bazo tương ứng
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 40 Dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 41 Độ tan của một chất trong nước
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 42 Nồng độ dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 43 Pha chế dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 44 Bài luyện tập 8
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 9 Công thức hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 11 Bài luyện tập 2
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 2 Chất
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 4 Nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 5 Nguyên tố hóa học