Đề kiểm tra giữa học kỳ II - Vật lý 11 (đề số 1)...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:
A có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
B có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
C có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
D có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là đúng?Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
A đổi chiều dòng điện ngược lại.
B đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
C đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
D quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.
- Câu 3 : Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào
A Chiều chuyển động của hạt mang điện.
B Chiều của đường sức từ.
C Điện tích của hạt mang điện.
D Cả 3 yếu tố trên
- Câu 4 : Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung
B Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường sức từ
C Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng
D Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền
- Câu 5 : Các chất sắt từ bị nhiễm từ rất mạnh là do:
A trong chất sắt từ có các miền nhiễm từ tự nhiên giống như các kim nam châm nhỏ
B trong chất sắt từ có các dòng điện phân tử gây ra từ trường
C chất sắt từ là chất thuận từ
D chất sắt từ là chất nghịch từ
- Câu 6 : Độ từ thiên là
A góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng nằm ngang
B góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng xích đạo của trái đất
C góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý
D góc lệch giữa kinh tuyến từ và vĩ tuyến địa lý
- Câu 7 : Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 (m/s) thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị f1 = 2.10-6 (N), nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107 (m/s) thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là
A f2 = 10-5 (N)
B f2 = 4,5.10-5 (N)
C f2 = 5.10-5 (N)
D f2 = 6,8.10-5 (N)
- Câu 8 : Một khung dây tròn bán kính R = 10 (cm), gồm 50 vòng dây có dòng điện 10 (A) chạy qua, đặt trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây là:
A B = 2.10-3 (T).
B B = 3,14.10-3 (T).
C B = 1,256.10-4 (T).
D B = 6,28.10-3 (T).
- Câu 9 : Từ thông φ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 (s) từ thông giảm từ 1,2 (Wb) xuống còn 0,4 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng:
A 6 (V).
B 4 (V).
C 2 (V).
D 1 (V).
- Câu 10 : Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là:
A n21 = n1/n2
B n21 = n2/n1
C n21 = n2 – n1
D n12 = n1 – n2
- Câu 11 : Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:
A igh = 41048’.
B igh = 48035’.
C igh = 62044’.
D igh = 38026’.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp