Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Luận cương chính trị của Đảng được ra đời tại
A Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930).
B Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935).
C Đại hội lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).
D Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930).
- Câu 2 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 do ai chủ trì?
A Trần Phú
B Nguyễn Văn Cừ
C Hà Huy Tập
D Lê Hồng Phong
- Câu 3 : Kế hoạch Mác-san (6-1947) còn được gọi là
A kế hoạch phát triển kinh tế các nước châu Âu.
B kế hoạch khôi phục châu Âu.
C kế hoạch phục hưng châu Âu.
D kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
- Câu 4 : Tổ chức nào là nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6-1925?
A Cộng sản đoàn
B Hội Hưng Nam
C Tâm tâm xã
D Hội Phục Việt
- Câu 5 : Từ năm 1946-1950, Liên Xô đã tiến hành
A chiến tranh vệ quốc.
B công cuộc khôi phục kinh tế.
C công cuộc cải tổ.
D xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Câu 6 : Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của
A Nguyễn Trung Trực.
B Trương Định.
C Hoàng Diệu.
D Nguyễn Tri Phương.
- Câu 7 : Phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” diễn ra vào năm 1919 ở nước ta do giai cấp nào tổ chức?
A Địa chủ.
B Tư sản dân tộc.
C Công nhân.
D Tiểu tư sản.
- Câu 8 : Chiến thắng nào quyết định cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ thắng lợi?
A Đông Xuân 1953-1954
B Tây Bắc
C Biên giới
D Điện Biên Phủ 1954
- Câu 9 : Tại sao nói trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?
A Vì sản xuất được nhiều sản phẩm hoàng hóa.
B Vì nhà máy là phòng nghiên cứu chính.
C Vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
D Vì tay nghề của công nhân ngày càng cao.
- Câu 10 : Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là
A đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
B đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
C tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
D thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).
- Câu 11 : Năm 1928 Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” với mục đích chủ yếu là
A đưa giai cấp công nhân vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
B tổ chức cho giai cấp công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
C giúp giai cấp công nhân đoàn kết để thành lập ra các tổ chức cộng sản.
D vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
- Câu 12 : Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động.
B Lật đổ chố độ Nga hoàng do Ni-cô-lai II đứng đầu.
C Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga.
- Câu 13 : Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?
A Trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao
B Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D Quân sự hoá nền kinh tế.
- Câu 14 : Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
A Hòa với Trung Hoa Dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ
B Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc về nước.
C Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
D Đánh Pháp và Trung Hoa Dân quốc kiên quyết bảo vệ nền độc lập.
- Câu 15 : Vì sao phong trào Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo bị tan rã (1908)?
A Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn.
B Chính phủ Nhật Bản cấu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương trục xuất lưu học sinh Việt Nam.
C Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước.
D Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước.
- Câu 16 : Nguyên nhân nào quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931?
A Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
B Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
C Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
D Đời sống của nhân dân lao động đói khổ trầm trọng.
- Câu 17 : Nét nổi bật chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là
A tình trạng Chiến tranh lạnh.
B nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra.
C xu thế liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
D
thế giới chuyển sang xu thế hòa dịu, hợp tác.
- Câu 18 : Trong các khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945, khó khăn nào là chính yếu nhất?
A Sự chống phá của bọn cách mạng Việt Quốc, Việt Cách.
B Khó khăn về tài chính.
C Các thế lực ngoại xâm.
D Nạn đói, nạn dốt.
- Câu 19 : Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Ních-xơn) là
A thực hiện chiến lược “Cam kết về mở rộng”.
B ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.
C chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
D theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.
- Câu 20 : Ý nào phản ánh không đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
A Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất.
B Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp, không có người lãnh đạo.
C Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản không cho nhân dân chống Pháp.
D Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ.
- Câu 21 : Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất.
B khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp mọi lực lượng yêu nước ở mặt trận thống nhất.
C hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai.
D sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Câu 22 : “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Hồ Chủ tịch dành cho
A Vệ Quốc Quân.
B Trung đoàn Thủ đô.
C Đội Cứu quốc quân.
D Việt Nam giải phóng quân.
- Câu 23 : Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam?
A 1936-1939
B 1945-1946
C 1939-1945
D 1930-1931
- Câu 24 : Sự “đối đầu” giữa hai cực Xô – Mĩ trong thời kì Chiến tranh lạnh được biểu hiện rõ nét nhất qua
A chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp.
B cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
C các cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
D
cuộc chiến tranh Triều Tiên.
- Câu 25 : Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương?
A Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, gây cho Pháp nhiều tổn thất nhất.
B Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, buộc Pháp phải thay đổi hình thức cai trị.
C Quy mô trên toàn quốc, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, gây cho Pháp nhiều tổn thất nhất.
D Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
- Câu 26 : Sự kiện nào của Chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng trực tiếp đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Việt Nam?
A Ngày 6-8-1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma của Nhật Bản.
B Ngày 9-5-1945, Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
C Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.
D Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
- Câu 27 : Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng- Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới
A Bản án chế độ thực dân Pháp.
B Đường cách mệnh.
C Tạp chí thư tín quốc tế.
D Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
- Câu 28 : Điểm giống nhau giữa Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
A Đều là các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.
B Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản.
C Đều là các tổ chức cách mạng.
D Đều là các tổ chức cộng sản.
- Câu 29 : Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
A Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ trực tiếp với chủ nghĩa thực dân.
B Chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.
C Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
D Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
- Câu 30 : Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21-7-1954) là
A đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.
B đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
D không vi phạm chủ quyền quốc gia.
- Câu 31 : Đảng đã vận dụng những quan điểm đúng đắn và sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên vào thực tiễn phong trào 1939-1945 như thế nào?
A Tập hợp tất cả các lực lượng dân tộc ở Việt Nam vào Mặt trận Việt Minh.
B Xây dựng khối liên minh công nông và xem đó là động lực chính của cách mạng.
C Lãnh đạo các lực lượng dân tộc, dân chủ giải phóng Đông Dương.
D Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình vào Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Câu 32 : “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” của nhà thơ Chế Lan Viên nói đến sự kiện nào trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A Đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
B Sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
C Sự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)
D Viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”.
- Câu 33 : Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong giai đoạn 1945-1946 là?
A Thành lập chính phủ chính thức và xây dựng lực lượng vũ trang.
B Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.
C Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
D Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.
- Câu 34 : Vì sao Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thể hiện tính khoa học, đúng đắn?
A Đúng với quan điểm của Quốc tế Cộng sản và phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
B Đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin và phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
C Đúng với quan điểm của Quốc tế Cộng sản và phù hợp với thực tiễn của cách mạng thế giới.
D Đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin và quan điểm của Quốc tế Cộng sản.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12